Xây dựng bởi Trung tâm Điều tra, Thông tin và Dữ liệu về Môi trường, Đa dạng sinh học, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học
Đôi nét về Vườn quốc gia Bạch Mã
Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông.
Rừng quốc gia Bạch Mã có tổng diện tích gần 37.500 ha, là một khu rừng nguyên sinh rộng lớn, có 2373 loài thực vật cùng 1715 loài động vật đa dạng, trong đó gồm nhiều loài quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Nguồn báo Pháp Luật
Vườn quốc gia Bạch Mã đã được Chính phủ phê duyệt thành lập vào năm 1991, có diện tích 22.031ha và vùng đệm 21.300ha. Vườn quốc gia Bạch Mã chiếm một phần khối núi granitoiđ có phương á vĩ tuyến và án ngữ ở phía Nam tỉnh. Đại bộ phận các đỉnh núi cao từ 1.000-1.444m. Sườn núi dốc từ 20 đến 350, có nơi đến 40 - 450 và bị các sông suối chia cắt mạnh. Thảm thực vật ở đây khá phát triển, thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa cận nhiệt đới (á nhiệt đới) ở địa hình cao trên 1.000m và kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên địa hình dưới l.000m. Tuy nhiên, do chất độc hóa học hủy diệt, khai thác gỗ, đất rừng làm rẫy bừa bãi trong thời gian dài mà hiện nay diện tích rừng nguyên sinh còn ít và diện tích rừng tái sinh, rừng phục hồi chiếm tỷ lệ đáng kể. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, địa hình núi cao, lớp phủ thực vật rừng dày nên chế độ nhiệt ẩm Vườn quốc gia Bạch Mã tương đối ổn định: nhiệt độ trung bình năm 16-220C, tháng lạnh nhất 5-80C, tháng nóng nhất không vượt quá 250C, lượng mưa trung bình năm lớn nhất Việt Nam, phổ biến là 3.400-4.000mm/năm, đôi khi lớn hơn, thậm chí đến 9.000mm/năm.
Vườn quốc gia Bạch Mã ở đâu...
Ghi chú: Hình bên cạnh là bản đồ vị trí 34 vườn quốc gia, trong đó VQG Bạch Mã được làm nổi bật.
Click vào điểm tọa độ vườn quốc gia Bạch Mã để xem ảnh 3D của trụ sở VQG
Vườn quốc gia Bạch Mã ở đâu? Địa chỉ vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 40km, cách Đà Nẵng 65km. Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông.
Toàn bộ Vườn Quốc gia Bạch Mã và vùng đệm nằm trên địa phận hành chính của 9 xã, 2 thị trấn thuộc huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Hòa Vang của thành phố Đà Nẵng.
Nằm ở phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ biên giới Việt-Lào ra tận biển Đông, ở độ cao 1.450m so với mực nước biển, khu vực núi Bạch Mã có khí hậu trong lành, mát mẻ và được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là một trong những vùng núi có khí hậu dễ chịu nhất ở Đông Dương.
Thảm thực vật ở đây khá phát triển, thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa cận nhiệt đới (á nhiệt đới) ở địa hình cao trên 1.000m và kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên địa hình dưới l.000m.
Trong 22.031ha diện tích tự nhiên, Vườn Quốc gia Bạch Mã có tới 16.900ha rừng nguyên sinh che phủ. Trong rừng có 1406 loài thực vật, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: trò chỉ, kiền, giẻ hương, gõ, tùng... (nhiều cây đường kính 80-100cm) và trên 300 loài cây thuốc quý như ba gạc, bình vôi, lá khôi, cây 7 lá 1 hoa..
Vườn Quốc gia Bạch Mã - khu bảo tồn thiên nhiên ở miền Trung Việt Nam, đạt được 10/10 tiêu chí của ASEAN trong bộ tiêu chí lựa chọn Vườn Di sản ASEAN
Chúng ta từng bước khám phá nhé! 😀
Đi đến vườn quốc gia Bạch Mã như thế nào...
Click vào Icon hình ảnh của các địa danh trên bản đồ để xem khái quát lộ trình đến VQG Bạch Mã
Bạn xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, chạy thẳng ra QL1A theo hướng đi Đà Nẵng, đi đến huyện Phú Lộc, khi thấy biển chỉ đường đi vườn quốc gia Bạch Mã Huế, tiếp tục đi theo hướng dẫn là đến nơi, mua vé vào vườn quốc gia Bạch Mã.
Taxi: Taxi là phương tiện di chuyển được nhiều du khách lựa chọn, bạn sẽ mất khoảng 50 phút để di chuyển từ thành phố Huế đến vườn quốc gia Bạch Mã Huế, thuận lợi và an toàn.
Từ cổng vườn quốc gia Bạch Mã Huế đi lên khu vực đỉnh khá xa, vào khoảng 19 km, bạn có thể lựa chọn khám phá vườn quốc gia Bạch Mã theo 2 cách:
Đi bộ: Bạn có thể khám phá đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bạch Mã chi tiết hơn, nhưng sẽ khá mệt do phải đi bộ một chặng đường dài.
Thuê xe: Tại vườn quốc gia Bạch Mã Huế, có dịch vụ cho thuê xe với giá 900.000 VNĐ/lượt để khám phá trọn vẹn Bạch Mã vườn quốc gia.
Lịch sử hình thành
Lịch sử vườn quốc gia Bạch Mã theo lời kể của những người dân địa phương, vườn quốc gia Bạch Mã được phát hiện và khai phá bởi vị kỹ sư người Pháp tên M.Girard vào năm 1932, nơi đây trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng từ những năm 1945.
Năm 1991: VQG Bạch Mã được thành lập, diện tích 22.031 ha (QĐ số 214/QĐ-HĐBT, 15/07/1991)
Năm 2008: VQG Bạch Mã được điều chỉnh mở rộng, tổng diện tích 37.487 ha (QĐ số 01/QĐ-TTg, 02/01/2008)
Ranh giới hành chính thuộc 3 huyện: Phú Lộc, Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế); Đông Giang (tỉnh Quảng Nam).
Các phân vùng bảo tồn
VQG Bạch Mã được chia thành 3 phân khu chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng 7.123 ha.
- Phân khu phục hồi sinh thái 12.613 ha.
- Phân khu hành chính dịch vụ 2.295 ha.
Ngoài ra, vùng đệm có diện tích 21.300 ha cũng được xác định (Gilmour và Nguyễn Văn Sản, 1999). Vườn Quốc gia Bạch Mã trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ NN&PTNT.
Núi Bạch Mã - Hải Vân nằm ở khu vực Trung Trường Sơn, trên dải núi cao chạy theo hướng tây đông từ biên giới Việt - Lào và gặp biển Đông tại đèo Hải Vân. Đây là dãy núi tạo nên sự gián đoạn của dải đồng bằng ven biển miền trung và hình thành nên một ranh giới địa sinh vật giữa khu hệ động thực vật miền bắc và miền nam Việt Nam. Dãy núi này cũng đã ảnh hưởng đến tiểu khí hậu ở vườn quốc gia, nơi được xem là ẩm ướt nhất ở Việt Nam, với lượng mưa trung bình năm cao nhất tại đỉnh Bạch Mã của Vườn Quốc gia là 7.977 mm (WWF/EC 1997a).
Địa chất của vườn quốc gia ưu thế bởi đá granite, với một số vùng phủ bởi các đá sa thạch, thạch anh và đá gơnai. Nhìn chung vườn quốc gia có địa hình dốc, gồ ghề hình thành do địa hình bị phân cắt mạnh bởi nước mặt. Địa hình vườn quốc gia nổi trội bởi dãy núi chạy theo hướng tây đông với một số đỉnh cao trên 1000 m, cao nhất là đỉnh Bạch Mã 1.448 m. ở các sườn thấp và vùng đồi độ dốc thấp hơn, và bao bởi các dải đồng bằng phù sa hẹp (WWF/EC 1997a).
Có nhiều suối hình thành trên các sườn thấp và vùng chân núi trong vườn quốc gia. Nhìn chung, các suối ở phía bắc vườn chảy vào sông Truồi, sau đó chảy theo hướng bắc vào đầm phá vùng bờ biển ở phía nam thành phố Huế. Các suối ở phía nam của vườn quốc gia chảy vào các nhánh của sông Tả Trạch, sông này sau khi tách khỏi vườn quốc gia thì chảy lên hướng tây. Phía đông của vườn quốc gia có những đụn cát tự nhiên tạo nên các đầm phá như đầm Cầu Hai, phá Lăng Cô.
Đa dạng sinh học
Bạch Mã từ lâu đã được ghi nhận là nơi có tính đa dạng sinh học cao do chỉ trong một diện tích không lớn lắm nhưng đã chứa đựng nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau, từ đầm phá ven biển đến rừng trên núi. Thêm vào đó, Bạch Mã lại nằm trên vùng ranh giới địa lý sinh vật giữa Bắc và Nam Việt Nam, và giữa dãy núi Trường Sơn và vùng đồng bằng ven biển.
Các kiểu rừng chủ yếu tìm thấy bên trong vườn quốc gia là rừng thường xanh đất thấp phân bố ở độ cao dưới 900 m, và rừng thường xanh núi thấp phân bố trên 900 m (Gilmour và Nguyễn Văn Sản, 1999). Tuy nhiên, do hậu quả tác động của con người, cho nên rừng còn lại hiện nay tại ở đây đều mang dấu ấn của sự tác động đó. Sinh cảnh ưu thế trong vườn quốc gia là đất trống cỏ và cây bụi, với ưu thế là các loài Sim Rhodomyrtus tomentosa, Mua Melastoma candidum và Cỏ tranh Imperata cylindrica (WWF/EC 1997a). Phục hồi tự nhiên của đất trống cỏ và cây bụi ở Vườn chậm, đặc biệt ở những nơi xảy ra cháy hàng năm, do vậy, tầm quan trọng về bảo tồn đối với các vùng này không cao. Tuy nhiên, tính đa dạng của toàn bộ khu hệ thực vật trong các vùng rừng còn lại vẫn cao. Cả khu Bạch Mã - Hải Vân được coi như là một trong bảy vùng có tầm quan trọng toàn cầu của Việt Nam, là một trong các "Trung tâm đa dạng Thực vật" (Davis et al. 1995).
Khu hệ thú của Bạch Mã hiện chưa được biết một cách đầy đủ, cho đến nay chỉ 48 loài đã được xác định là có trong Vườn Quốc gia (WWF/EC 1997a). Nhiều loài thú lớn được ghi nhận tại đây là mục tiêu bảo tồn của VQG Bạch Mã, ví dụ, theo Robson et al. (1991) đã tìm thấy Vọoc vá chân nâu Pygathrix nemaeus và một loài vượn Hylobates sp. vào năm 1990. Tuy vậy, tình trạng hiện nay của nhiều loài trong số này ở Vườn quốc gia không rõ.
Hiện nay, đã ghi nhận được 249 loài chim tại VQG Bạch Mã, 330 loài cho toàn khu vực Bạch Mã - Hải Vân (Eve 1996a). Vườn quốc gia nằm ở phần phía nam của Vùng chim đặc hữu đất thấp miền Trung (Stattersfield et al. 1996), và ở đây ít nhất đã tìm thấy quần thể của 4 loài chim có vùng phân bố hẹp, đó là Gà so trung bộ Arborophila merlini, Trĩ sao Rheinardia ocellata, Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui và Chích chạch má xám Macronous kelleyi (Eve 1996a). Thêm vào đó, tại Vườn quốc gia còn có quần thể của loài phụ đặc hữu Gà lôi lam trắng Lophura nycthemera beli (WWF/EC 1997a). Một giá trị bảo tồn rất quan trọng khác ở Vườn Quốc gia là vào tháng 5/1998 tại khu vực vùng đệm cách Vườn 1 km, đã tìm thấy Gà lôi mào trắng Lophura edwardsi (Huỳnh Văn Kéo, 2000a). Trước đó loài này đã được phát hiện lại ở Phong Điền và Đakrông, là những nơi đang được đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên với mục tiêu bảo tồn loài Gà lôi mào trắng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu (Lê Trọng Trải et al. 1999). Do tầm quan trọng Quốc tế trong công tác bảo tồn các loài chim, Bạch Mã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff 2002).
Rừng Chò đen
Thực vật rừng
Số liệu thống kê mới nhất đến nay cho thấy tổng số các loài Nấm và thực vật đã ghi nhận ở VQG Bạch Mã là 2.421 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước), bao gồm 74 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam 2007, 20 loài có tên trong Danh lục IUCN năm 2016 và 204 loài đặc hữu.
Số lượng các loài nấm và thực vật ở VQG Bạch Mã (Nguồn: VQG Bạch Mã, 2020)
Đặc biệt, có 10 loài mới được phát hiện và đặt tên theo địa danh Bạch Mã bao gồm: Chìa vôi Bạch Mã (Cissus bachmaensis Gagnep.), Côm Bạch Mã (Elaeocarpus bachmaensis Gagnep.), Lá nón Bạch Mã (Licuala bachmaensis Henderson, N.K.Ban & N.Q.Dung), Mây Bạch Mã (Calamus bachmaensis Henderson, N.K.Ban & N.Q.Dung), Bọt ếch Bạch Mã (Glochidion bachmaensis Thin), Thu hải đường Bạch Mã (Begonia bachmaensis Y.M.Shui & T.T.D.Pham sp.nov.), Mạo quả Bạch Mã (Dasymaschalon bachmaensis N.S.Lý, T.T.Lê, vuong & N.D.Do, 2018), Bồ bốt Bạch Mã (Popowia bachmaensis Ngoc, Tagane & Yahara, sp. nov.), Tử châu Bạch Mã (Callicarpa bachmaensis Soejima & Tagane), Lan Bạch Mã (Pristiglottis bachmaensis Tich, N.T.sp.nova).
Động vật rừng
Theo kết quả điều tra nghiên cứu ghi nhận ở VQG Bạch Mã có 1.728 loài thuộc 54 bộ, 266 họ. Trong đó có 70 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam 2007, 52 loài có tên trong Danh lục IUCN năm 2016 và 15 loài đặc hữu
Bảng số lượng loài động vật ở VQG Bạch Mã
Ngoài ra, các nhà khoa học đã điều tra và phát hiện 14 loài mới cho khoa học ở VQG Bạch Mã và đặt tên theo địa danh nơi đây. Bao gồm: 02 loài ong (Spinaria bachmana Long & van Achterberg; Vietorogas bachmana Long); 02 loài bướm (Torodora phamae bachmaensis Park Kyu Tek, 2006; Smerinthulus perversa subsp. bachmaensis Brechlin, 2016); 03 loài bọ que (Phryganistria bachmaensis Ta & Hoang, 2004; Nearchus bachmaensis Thinh et Tru sp.nov.; Orestes bachmaensis Bresseel & Constant, 2018); 01 loài ve sầu (Sogana bachmana Constant & Pham, 2019); 01 loài bọ cánh cứng Tetraserica bachmaensis Fabrizi, Dalstein & Ahrens; 01 loài cá (Schistura bachmaensis Freyhof & Serov, 2001); 01 loài ốc cạn (Haploptychius bachmaensis Bui & Do DS, 2019); 03 loài nhện (Clubiona bachmaensis Ono, 2009, Latouchia bachmaensis Ono, 2010, Khorata bachma sp.nov.Zhao, Pham & Li, 2018)
Bản đồ chỉ dẫn...
Trên bản đồ là các điểm đến thú vị tại vườn quốc gia Bạch Mã, mời các bạn tự mình khám phá.
(Click vào hình ảnh trên bản đồ để biết thông tin điểm đến)
Du lịch khám phá
Đến vườn quốc gia Bạch Mã, bạn sẽ có nhiều hình thức vui chơi dã ngoại, thưởng thức thiên nhiên phong phú, đa dạng, độc đáo nơi đây
Vườn quốc gia Bạch Mã có khu du lịch sinh thái Bạch Mã có độ cao từ 1000m tới 1450m là địa điểm hấp dẫn cho những ai thích du lịch sinh thái, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên.
Du khách có thể tham gia tour đi xe đạp khám phá Bạch Mã, đi bộ trekking xuyên rừng.
Tham quan Hải Vọng Đài, thác Đỗ Quyên, đường mòn Ngũ Hồ, đường mòn rừng Chò đen, Hồ Truồi – thiền viện Trúc lâm Bạch Mã
Vui chơi tại Khu du lịch Thác Trượt; tắm suối Khe Su
Đặc biệt dịch vụ ăn uống ở đây rất ngon và rẻ
Khu vực thác Đỗ Quyên
Tắm suối tại thác Trượt
Biệt thự Đỗ Quyên và Kim Giao
Được phát hiện bởi một người Pháp là Girard vào 1932, Bạch Mã đã được xây dựng và phát triển như một vùng nghỉ dưỡng trên cao độc đáo nhất nhì ở nước ta. Năm 1942, khu nghỉ mát từ đai cao 1.200m đến đỉnh Bạch Mã được xây dựng hoàn chỉnh với một quần thể gần 139 biệt thự, chợ, bưu điện, nhà hàng tạp hóa và một tuyến đường ô tô nhỏ 19km nối từ quốc lộ tới khách sạn Morin. Ngoài ra, khu nghỉ mát còn có một hệ thống các đường mòn dẫn đến các biệt thự, các cảnh quan thiên nhiên hoang sơ như Vọng Hải Đài, Công viên Rừng, Công viên Đá hát, trại Hướng Đạo Đông Dương, các suối thác đẹp như suối Hoàng Yến, thác Bạc, thác Ngũ Hồ, thác Đỗ Quyên...
Tuy nhiên, thời điểm hiện nay chỉ vài ngôi biệt thự được duy trì để phát triển du lịch, trong số đó có biệt thự Đỗ Quyên và Kim Giao, 2 biệt thự này nằm gần nhau.
Quy khách đến tham quan vườn quốc gia Bạch Mã có thể chọn nghỉ chân tại đây. Địa điểm này các các điểm tham quan khác không xa, như cách Hải Vọng Đài 3km, cách thác Đỗ Quyên, cách đường mòn ngũ hồ khoẳng 1km.
Ở đây có đẩy đủ dịch vụ ăn, uống, đồ ăn khá ngon, nhân viên thì rất nhiệt tình. Buổi sáng thực giấc tại đây, được hít thở không khí trong lành, ngắm bình mình, thưởng thức ly cà phê thì còn gì tuyệt bằng.
Thưởng thức ly cà phê buổi sáng tại biệt thự Đỗ Quyên
Đây cũng là một điểm check in rất đẹp, đặc biệt là khi vào mùa cây phong chuyển màu lá sang đỏ.
Đối với du khách thích khám phá, thì vào buổi tối có thể đi dạo và săn những bức ảnh chụp động vật vào ban đêm.
Hải Vọng Đài
Vọng Hải Đài Bạch Mã là điểm tham quan hấp dẫn mà bạn không thể nào bỏ lỡ.
Xem video với âm thanh
Hải Vọng Đài tọa lạc trên đỉnh núi Bạch Mã, ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển. Trên đỉnh cao của Hải Vọng Đài Bạch Mã, du khách sẽ được thưởng thức một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Điều này giống như một phần thưởng xứng đáng cho hành trình chinh phục đỉnh núi.
Dưới ánh nắng mặt trời, biển Huế trải dài với màu xanh ngọc bích mênh mông, cát trắng trong suốt dường như hòa quyện với những con sóng nhẹ nhàng trôi lặng, tất cả tạo nên khung cảnh bình yên và tĩnh lặng, một hình ảnh đẹp đẽ và thanh bình trong lòng thiên nhiên.
Mây trắng bồng bềnh vây quanh đỉnh núi như một thế giới mơ màng. Sự hòa quyện của mây và ánh nắng mặt trời tạo ra một không gian mộng mơ, khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên huyền bí và đầy cuốn hút. Âm thanh của suối chảy róc rách, tiếng gió xuyên qua cây lá tạo nên một bản giao hưởng tự nhiên đầy sức sống. Sự hòa quyện của âm thanh thiên nhiên tạo ra một không gian yên bình và sảng khoái, khiến du khách đắm chìm trong trạng thái thư giãn và bình yên.
Từ Hải Vọng Đài Bạch Mã, du khách còn có thể ngắm nhìn những địa danh nổi tiếng như đèo Hải Vân, đầm Lập An Huế, vịnh Lăng Cô… Tất cả tạo nên một bức tranh toàn cảnh tuyệt vời, làm say đắm lòng người với vẻ đẹp vô tận của xứ Huế.
Góc nhìn từ Hải Vọng Đài ra Lăng Cô, Huế
Khu du lịch Thác Trượt - Bạch Mã Village
Bạch Mã Village rộng gần 3 hecta, tọa lạc tại thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế,cách Thành phố Huế gần 40 km về phía nam, và nằm ngay sát với trụ sở vườn quốc gia Bạch Mã. Được bao bọc bởi những dãy núi hùng vĩ nằm trong vùng đệm rừng quốc gia Bạch Mã, đặc biệt là hệ thống thác nước đổ xuống tạo ra những dòng suối, những hồ nước trong vắt.
Bạch Mã Village mới được khai thác đưa vào sử dụng vào đầu tháng 5/2019. Với địa hình rừng núi, thác, suối tự nhiên cùng cách bố trí không gian độc đáo, xen kẽ giữa các khu cắm trại, khu vực nhà hàng, khu tắm thác, các hồ bơi phù hợp mọi lứa tuổi. Vào khu du lịch Bạch Mã village, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ tắm suối thiên nhiên cùng các thác trượt, nhà nấm, hồ tắm khô với hệ thống áo phao miễn phí, tủ để đồ miễn phí và hàng trăm ghế nằm hồ bơi hoàn toàn miễn phí cho khách nghỉ ngơi, thư giãn sau khi bơi. Các bạn lưu ý là khu du lịch không cho phép mang thức ăn, nước uống vào ngoại trừ trái cây. Nhưng các bạn đừng lo lắng quá vì ở đây đã có khu ẩm thực với nhiều món ngon hấp dẫn, hệ thống ẩm thực Buffet rau (kèm trong vé vào cổng) và làng nướng chủ đạo là gà nướng. ếch nướng, đùi cừu nướng với giá cả phải chăng. Ngoài ra, còn có quầy bar cà phê suối độc đáo.
Thác Đỗ Quyên
Người ta thường nói, ai yêu sông suối, thác, ghềnh mà không một lần đến thăm Thác Đỗ Quyên trong rừng Bạch Mã, thì quả sẽ là một điều đáng tiếc vô cùng. Đỗ Quyên cao khoảng 300m, tuôn đổ dòng chảy ngày đêm theo bờ đá thật dốc, nổi bật giữa ngàn cây rừng, nơi có những cây đỗ quyên đến mùa xuân lại rộ hoa đỏ rực, làm cho cả một không gian thành bức tranh đẹp đến kỳ thú.
Xem video với âm thanh
Sở dĩ dòng thác có cái tên mỹ miều này là bởi dọc hai bên thác có rất nhiều hoa đỗ quyên. Vào khoảng tháng 3 - 4 hàng năm, hoa đỗ quyên đồng loạt khoe sắc. Những bông hoa rực rỡ, vươn mình giữa đại ngàn tạo nên một cảnh tượng đẹp mê hồn cho thác Đỗ Quyên Bạch Mã.
Con đường mòn dẫn lên thác Đỗ Quyên gập ghềnh và quanh co, lúc vượt dốc, lúc lội suối như thử thách lòng kiên nhẫn và sự vững chãi của đôi chân du khách. Bạn có thể tản bộ trên con đường này, chậm rãi ngắm nhìn cảnh quan tuyệt mỹ từ những loài cây xung quanh như: cây tùng, cây chắp tay, cây dương xỉ thân gỗ... đặc biệt là cây đỗ quyên tỏa sáng giữa núi rừng. Những cánh hoa mỏng manh, đẹp dịu dàng khiến cả không gian núi Bạch Mã trở lên hấp dẫn và cuốn hút hơn.
Đối với du khách thích trải nghiệm, thích phượt thì có thể đi theo dường dẫn xuống chân thác nằm ở bên trái, tổng cộng cả lên và xuống là 1.378 bậc.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế nằm trên đỉnh Bạch Mã, mờ ảo tựa chốn bồng lai, quanh năm mây mù bao phủ. Đến đây, du khách sẽ được tĩnh tâm nơi cõi Phật, được thăm thú, trải nghiệm thiên nhiên, thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn.
Xem video với âm thanh
Nằm giữa lòng hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Thừa Thiên Huế là danh thắng nổi tiếng. Đây là thiền viện thuộc phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử ở miền Trung. Mỗi năm, vào dịp lễ phật, Trúc Lâm Bạch Mã thu hút rất đông tín đồ Phật tử, du khách hành hương về lễ phật.
Đến với Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế, du khách như thoát tục với mùi trầm phảng phất, đắm mình trong không gian thanh bình với những ngôi chùa cổ, thả hồn rong tiếng chuông thiền ngân nga...
Thiền viện Trúc Lâm Huế cách quốc lộ 1A tầm 10km, cách thành phố Huế chỉ tầm 35km, cách thành phố Đà Nẵng chừng 65km. Do đó, việc di chuyển rất thuận tiện. Nếu từ thành phố Huế, bạn đi xuôi về phía Nam 30km tới cầu Truồi. Từ đây, muốn đến thiền viện, du khách sẽ phải đi đò. Hãy chú ý sử dụng áo phao đầy đủ, đúng cách để hành trình thêm phần suôn sẻ.
Chỉ cần bước xuống thuyền, vượt qua 172 bậc thang, du khách đã đến được cổng tam quan để vào chính điện của thiền viện. Để thuận tiện cho việc di chuyển, bạn nên đặt phòng tại trung tâm, có đầy đủ tiện nghi, vừa dễ dàng trong việc đi lại, vừa được tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn.
Thác Ngũ Hồ
Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp của kỳ quan Ngũ Hổ và những câu chuyện huyền thoại. Ngược con đường nhựa lên phía đỉnh Bạch Mã, rẽ vào rừng theo những bậc đá hạ thấp dần sẽ tới một con suối nước trong vắt, từ đó dẫn đến Ngũ Hồ.
Đi bộ dọc đường mòn thác Ngũ Hồ
Một bạn gái sống tại Ý, trải nghiệm bơi tại thác Ngũ Hồ
Hồ thứ nhất hình thành do một vùng suối được mở rộng và uốn cong như hình lưỡi liềm, dài tới vài chục mét, nước chảy chậm và trong suốt, nên có thể nhìn xuyên tận đáy, đá xếp theo dạng bậc, xen kẽ các khối tảng cuội đủ màu sắc. Hai bồn thu nước màu xanh thẫm làm tăng thêm cảm giác lạnh của một vùng nước có nhiệt độ thấp nhất núi rừng Bạch Mã.
Men triền suối, xuống từng bậc theo chiếc thang được làm từ những cây gỗ, cao khoảng 12 m là hồ thứ hai. Hồ chỉ rộng khoảng vài mét nhưng dài và xoắn theo hướng dòng chảy. Những khối đá granit bị mài mòn từ hàng triệu năm tạo nên các khe, rãnh khá lớn. Bề mặt đá nhẵn, có chỗ đen bóng, có chỗ loang lổ như bức tranh khảm không hài hòa.
Hồ thứ ba có hình khá tròn trịa như trăng rằm. Nước sâu dần vào chân thác. Ngọn nước đổ từ độ cao 6 m, mở rộng ở khoảng giữa rồi thu hẹp lại. Những hòn tảng, cuội to viền quanh mép hồ phía dưới. Mạn nước gợn sóng vỗ nhẹ vào bờ đá làm rung rinh bóng mấy cây dương xỉ thân gỗ mọc trên vách dựng đứng phía mặt trời. Những tảng đá to, đường kính khoảng 40 - 70 cm, nhẵn bóng với màu sắc và hình thù kỳ dị càng tô điểm cho sự huyền ảo của vùng hồ. Ngay phía dưới chân hồ là những phản đá nằm ngang, trông tựa mặt biển với những con sóng.
Hồ thứ tư hình ô van nhưng đường viền không mềm mại. Dòng nước bị những tảng đá lớn xẻ rách thành hai, đổ xuống hồ, hình thành hai thác nước. Thác thứ nhất không quá dốc do dòng nước ăn sâu vào đá, tạo nên hình máng đổ nghiêng xuống hồ. Vì vậy, dòng nước cũng không bắn tung mà chỉ vờn cao cách mặt hồ khoảng chừng gang tay. Thác thứ hai nằm bên hữu ngạn và lớn hơn thác thứ nhất, đổ xuống bề mặt khối đá lớn sừng sững làm nước bắn tung và xòe ra trắng xóa. Mặt nước hồ luôn ở trạng thái dập dềnh, những tảng đá gần chân thác luôn ướt đẫm màu xanh đen của một lớp rêu mỏng.
Qua hồ thứ tư, dòng nước tiếp tục uốn mình chảy thêm vài chục mét thì đột ngột đổ mình xuống và tạo nên hồ thứ năm. Đây thực sự là một kiệt tác của thiên nhiên, là sự chạm trổ, khắc họa đan xen giữa nước, đá, cây và không gian trời đất. Bờ hồ là những tảng đá granit màu xám với kích cỡ khá đều, cao tới 2 m. Hồ không rộng, giống như chiếc kèn sắcxôphôn lùn nằm cong giữa thành đá. Dòng thác đổ mạnh nhưng theo từng bậc đá, chảy tràn từ bậc trên xuống bậc dưới rồi đổ ào xuống phần trên của "chiếc kèn". Phần này rộng khoảng 2 m, dài 3 m, sâu trên 2 m và xoáy sâu vào mép đá, tạo nên nét cổ kính và kỳ dị.