Chào mừng đến với Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu DTSQTG đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận 


(Lắng nghe chút nhạc để tiếp tục câu chuyện)
`

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Xây dựng bởi Trung tâm Điều tra, Thông tin và Dữ liệu về Môi trường, Đa dạng sinh học,
Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học



Đôi nét về khu DTSQTG RNM Cần Giờ


    Rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là “lá phổi xanh” của thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là nơi cung cấp nhiều loài thủy hải sản quý giá của khu vực Đông Nam Bộ và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
     Khu DTSQ RNM Cần Giờ nằm trọn trong địa giới hành chính huyện Cần Giờ, với tổng diện tích 75.740 ha, bao gồm toàn bộ diện tích rừng phòng hộ Cần Giờ và diện tích hành chính còn lại của huyện Cần Giờ. Vùng lõi và vùng đệm thuộc rừng phòng hộ Cần Giờ
     Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác

Rừng Sác, hệ sinh thái đặc trưng tại khu DTSQ RNM Cần Giờ

    Hiện nay, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được TP. HCM quy hoạch, phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách với sự hoàn thiện về hệ thống cầu, đường bộ, kênh mương, lối đi trong rừng. Về công tác quản lý tài nguyên rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, quan trắc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm định hướng công tác quản lý tài nguyên rừng, hướng đến phát triển bền vững, gia tăng diện tích rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

khu DTSQ RNM Cần Giờ ở đâu...

Ghi chú: Hình bên cạnh là bản đồ vị trí 34 vườn quốc gia, trong đó khu DTSQ RNM Cần Giờ được highlight.

Trải nghiệm đi thuyền trên sông Giăng

    Khu DTSQ RNM cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai - sông Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Tọa độ: 10°22’ - 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ - 107°01 ’ kinh độ Đông. Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km.
    Khu DTSQ RNM cần Giờ giáp huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) về phía Đông và Đông Bắc; huyện cần Đước, huyện cần Giuộc (tỉnh Long An) huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía Tây và huyện Nhà Bè (TP.HCM) về phía Tây Bắc, phía Nam giáp với Biển Đông. Chiều dài từ Bắc xuống Nam của Khu DTSQ RNM là 35km, từ Đông sang Tây là 30km với hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam - Đông Bắc.



Đi đến khu DTSQ RNM Cần Giờ như thế nào...


    Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một khu vực được bảo vệ nằm ở huyện ven biển Cần Giờ, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 50 km về phía Đông Nam, và mất tầm 1 tiếng 30 phút chạy xe.
    Không quá xa thành phố nên Rừng Sác Cần Giờ luôn được chọn là điểm đến hấp dẫn với những ai yêu thiên nhiên và thích khám phá sự mới mẻ đầy hoang dã. Vì thế, du khách sẽ có hai sự lựa chọn để đến với địa điểm này:
    Di chuyển bằng xe máy/ô tô: Đây là phương tiện rất phù hợp cho những ai muốn chủ động trong lịch trình tham quan của mình kết hợp ngắm cảnh và check in dọc hai bên đường. Cung đường di chuyển đến Cần Giờ khá đơn giản. Theo tuyến đường từ trung tâm Thành phố, bạn di chuyển ra hướng đại lộ Nguyễn Văn Linh, sau đó rẽ phải vào đường Huỳnh Tấn Phát, tiếp tục di chuyển đến cuối đường là Phà Bình Khánh, đến đây là bạn đã có thể đến được huyện Cần Giờ.
    Di chuyển bằng xe buýt: Nếu không muốn tự mình điều khiển phương tiện, bạn có thể lựa chọn xe buýt là cách tối ưu nhất.
    Tuyến xe buýt số 20: Xuất phát từ Bến Thành đến khu vực phà Bình Khánh. Du khách sẽ mua vé qua phà và tiếp tục bắt xe buýt số 90 để đến khu Rừng Sác Cần Giờ.
    Tuyến xe buýt số 75: Xuất phát từ công viên 23/9 và đến thằng Cần Giờ chỉ 1 chuyến xe duy nhất.
    Lưu ý: Vì xe buýt tại Cần Giờ không có trạm dừng đón trả khách, nên muốn xuống ở địa điểm nào bạn nên báo trước với tài xế nhé.


Xe máy là phương tiện lý tưởng dành cho những du khách thích khám phá, du lịch phượt



Lịch sử hình thành


    Rừng Sác Cần Giờ có một lịch sử đầy thăng trầm, gắn liền với những cuộc chiến đấu anh dũng của bộ đội đặc công từ năm 1966 đến 30/04/1975. Tại đây các chiến sĩ bộ đội đặc công đã đánh gần 400 trận lớn nhỏ, gây thiệt hại lớn về nhân lực cũng như khí tài quân dụng của địch. Trong đó có đến 860 chiến sĩ hy sinh anh dũng nhằm bảo vệ vùng đất của tổ quốc.
    Ngày nay, chiến khu rừng Sác được xem là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây vẫn còn lưu giữ các hiện vật từ thời chiến như đài quan sát, nhà tù quân khu, xưởng quân giới, nhà thông tin,... cũng như các bức tượng tái hiện lại cuộc sống chiến đấu của các chiến sĩ Đoàn 10 - Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác anh dũng năm ấy.
    Năm 1978, Cần Giờ được sát nhập về Thành phố Hồ Chí Minh, và đến năm 1979, UBND Thành phố phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ sau khoảng thời gian bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, và thành lập Lâm trường Duyên Hải với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái rừng ngập mặn.
    Trước đây toàn bộ diện tích Cần Giờ là rừng ngập mặn tự nhiên nhưng đã bị tàn phá bởi chất diệt cỏ trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Giữa những năm 1978 và 1986, Lâm trường Duyên Hải đã trồng lại rừng ngập mặn. Kết quả từ năm 1986 đến năm 1990, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giao đất cho 23 lâm trường và các trang trại (ADB 1999). Cần Giờ được quy hoạch thành rừng bảo vệ ven biển, theo quyết định số 173/CT ngày 29/5/1991 của Thủ tướng Chính phủ (Nguyễn Đình Cương 1994). Ngày 2/02/2000, ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Cần Giờ được thành lập theo Quyết định số 169/QĐ-UB-CNN của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
    Năm 1999, đề xuất quy hoạch Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển và đã đệ trình lên UNESCO (ADB 1999). Cần Giờ được công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam vào ngày 21 tháng 1 năm 2000, với diện tích 75.740 ha.
    Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập ngày 30/08/2000 theo Quyết định số 5902/QĐ-UB của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh. Hiện tại ban quản lý khu dự trữ sinh quyển có 7 cán bộ và thuộc sự quản lý của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh.



Các phân vùng bảo tồn


     Khu Dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ có tọa độ vị trí từ 106046’12’’-107000’59’’ độ kinh Đông và 10022’14’’-10040’09’’ độ vĩ Bắc, nằm về phía Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố 50 km. Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có ranh giới hành chính như sau:
    + Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Ranh giới là sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu.
    + Phía Nam giáp biển Đông.
    + Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    + Phía Tây giáp huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh; huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - Ranh giới là sông Soài Rạp.

Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ Cần Giờ

    Khu DTSQ RNM Cần Giờ nằm trọn trong địa giới hành chính huyện Cần Giờ, với tổng diện tích 75.740 ha, bao gồm toàn bộ diện tích rừng phòng hộ Cần Giờ và diện tích hành chính còn lại của huyện Cần Giờ. Vùng lõi và vùng đệm thuộc rừng phòng hộ Cần Giờ. Trong đó:
    - Vùng lõi: khu vực dành riêng cho bảo tồn đa dạng sinh học, giám sát các hệ sinh thái, cho phép các hoạt động nghiên cứu, giáo dục có thể triển khai nếu không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của khu vực. Diện tích vùng lõi 4.721 ha
    - Vùng đệm: bao quanh vùng lõi, vùng đệm góp phần hạn chế tác động của con người giúp cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng lõi. Các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo…được triển khai. Nâng cao mức sống người dân vùng đệm là yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự thành công của công tác bảo tồn ở vùng lõi. Diện tích vùng đệm 41.139 ha
    - Vùng chuyển tiếp: Các mô hình phát triển kinh tế, hợp tác để phát triển được cổ vũ với sự tham gia của cán bộ quản lý, các cơ sở kinh tế, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, văn hóa, xã hội, các nhà khoa học, tuyên truyền giáo dục… Diện tích vùng chuyển tiếp 29.880 ha.

Đa dạng sinh học


     Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.
    Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.
    Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
    Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành "lá phổi" đồng thời là "quả thận" có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Đồng Nai - Sài Gòn đổ ra biển Đông.


Rừng Sác


Thực vật


    Khu DTSQ RNM Cần Giờ có các quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều. Rừng ngập mặn Cần Giờ là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn; hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn của vùng cửa sông ven biển. Khu DTSQ RNM Cần Giờ có 2 hệ sinh thái chính:
    - Hệ sinh thái rừng hỗn giao lá rộng nhiệt đới ẩm gió mùa.
    - Hệ sinh thái rừng ngập mặn với các kiểu quần xã điển hình cho từng thể khảm theo mức độ triều và kết cấu bùn.
    Các loài cây ngập mặn được trồng ở đây gồm: Đước, Trang, Dà vôi, Dà quánh, Gõ biển, Tra, Đưng, Vẹt đen, Bạch đàn, Keo lá tram, Phi lao. Trong đó 2 loài trồng nhiều nhất là Đước và Dà.
    Các quần xã, quần thể thực vật tự nhiên đặc trưng gồm:
    - Quần xã Bần chua, Mấm.
    - Quần xã Mấm, Chà là, Gõ biển.
    - Quần xã Mấm trắng và Bần trắng.
    - Quần xã Dà, Cóc, Giá.
    - Quần thể Chà là.
    - Quần thể Ráng.
    - Quần xã Ráng, Chà là, Tâm mộc nam, Lức.
    - Quần thể Dừa nuớc.
    - Quần xã Lác nuớc, Cóc kèn, Ô rô.
    Trên toàn diện tích, dựa vào địa hình, điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể chia Khu DTSQ Cần Giờ thành 14 kiểu sinh cảnh chính, bao gồm: sinh cảnh rừng trồng, sinh cảnh rừng tự nhiên, sinh cảnh bãi bồi ven sông, sinh cảnh bãi biển, sinh cảnh đất cát ven biển, sinh cảnh đầm nuôi thủy sản, sinh cảnh ruộng lúa, sinh cảnh ao nuôi tôm, sinh cảnh khu dân cư, sinh cảnh vườn cây ăn trái, sinh cảnh núi đá, sinh cảnh ruộng muối, sinh cảnh nuôi chim yến và sinh cảnh mặt nước tự nhiên (sông, biển).
    Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có khoảng 318 loài thực vật với nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v... và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng, v.v...
    Hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm trong đó 01 loài ngập mặn thực thụ được xếp ở cấp độ Vulnerable - Sẽ nguy cấp là Gõ nuớc (Intsia bijuga – Leguminosae). Có 3 loài đuợc xếp hạng Near Threatened - Sắp bị de dọa, bao gồm Chà là biển (Phoenix paludosa), Bần ổi (Sonneratia ovata), Sú (Aegiceras floridum).
    Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận 5 loài trong Rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc danh mục các loài nguy cấp bao gồm Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Chiếc bàng (Barringtonia asiatica) và Chùm lé (Azima sarmentosa) được xếp hạng Vulnerable - Sẽ nguy cấp. Hai loài chân danh Trung Quốc (Gymnopetalum chinense) và Gội mum (Aglaia cucullata) được xếp hạng Endangered - Nguy cấp.

Động vật


    Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ với 35 loài thú (mèo rừng, khỉ đuôi dài, cầy vòi đốm, nhím…), 164 loài chim bộ (bồ nông chân xám, diệc xám, vạc, già đẫy, giang sen…), 43 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư (kỳ đà nước, hổ mang chúa, trăn gấm, cá sấu hoa cà…), 282 loài cá (với các loài cá: ngát, bông lau, dứa…), 223 loài động vật không xương sống (chủ yếu là các loài cua biển, tôm sú, tôm thẻ bạc, sò huyết…) và nhiều loài côn trùng khác sinh trưởng và phát triển; mỗi loài là một mắc xích quan trọng tạo nên sự cân bằng và đa dạng sinh học cho hệ sinh thái nơi đây.
    Có 11 loài bò sát có tên trong sách Ðỏ Việt Nam như: Tắc kè (Gekko gecko), Kỳ đà nước (Varanus salvator), Trăn đất (Python molurus), Trăn gấm (Python reticulatus), Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn hổ mang (Naja naja), Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), Vích (Chelonia mydas), Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus)...


..

..

..

..

..

..

..

..

..


Bản đồ chỉ dẫn...

Trên bản đồ là các điểm đến thú vị tại khu DTSQ RNM Cần Giờ, mời các bạn tự mình khám phá.
(Click vào hình ảnh trên bản đồ để biết thông tin điểm đến)




Du lịch khám phá


    Khu DTSQ RNM Cần Giờ sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới mẻ với các điểm tham quan được xây dựng trên môi trường tự nhiên sẵn có. Cảnh sắc đẹp tựa bức tranh thủy mặc của khu sinh thái hút hồn bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết nhé!
     Khu DTSQ RNM Cần Giờ nhiều năm trở lại đây trở thành thiên đường nghỉ dưỡng của Sài thành. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên trong lành, tìm lại sự an yên trong tâm hồn sau những áp lực cuộc sống.

     Du lịch khu DTSQ RNM Cần Giờ có gì thú vị?
     Khám phá rừng ngập mặn Cần Giờ
     Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là rừng ngập mặn rộng lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển khỏi xói lở và cung cấp môi trường sống cho nhiều loài động thực vật. Khu bảo tồn cũng là một địa điểm quan trọng để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, mang lại sinh kế cho nhiều gia đình trong cộng đồng dân cư địa phương.
     Rừng ngập mặn của khu dự trữ bao gồm một tổ hợp các loài cây ngập mặn: sú, vẹt, đước, ô rô, chà là… Trong đó cây mắm, cây đước là cây tiên phong đi trước, khi đất bùn được cố định, cây sú, cây vẹt và các loại cây khác phát triển lấn biển. Ngoài ra còn có bần trắng, mấm trắng, xu ổi, bần chua, ô rô, dừa lá, ráng. Cây nông nghiệp có lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, cây ăn quả.

     Khám phá Đảo Khỉ trong khu du di tích chiến khu Cần Giờ
     Đến với Đảo Khỉ du khách có thể chiêm ngưỡng và vui đùa cùng những chú khỉ tinh nghịch, dễ thương. Bạn có thể chụp ảnh lưu niệm cùng khỉ, cho khỉ ăn và bắt tay chúng. Giá vé tham quan Đảo Khỉ dao động khoảng 35 nghìn đồng/người, không quá cao mà trải nghiệm mang lại thực sự đáng thử.

Du khách chụp hình với đàn khỉ

     Khu du lịch sinh thái Vàm Sát
     Khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong khu rừng ngập mặn Cần Giờ. Khu rừng này là sự giao hòa giữa các hệ sinh thái trên cạn - thủy vực và hệ sinh thái nước ngọt - nước mặn, cùng với sự ảnh hưởng của thủy triều và phù sa bồi đắp nên thảm thực vật tại đây rất đa dạng với các loài như: đước, cóc, mấm, bần, giá, chà là, dà quánh... Trong đó đước là loại cây chiếm số lượng nhiều nhất nhờ sự thích nghi với sự nhiễm mặn tốt và hệ thống rễ cây chống xâm thực rất hiệu quả.
     Đến với Khu du lịch sinh thái Vàm Sát du khách có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi như: tham quan Tràm Chim Vàm Sát, ngắm chim trên tháp canh, ngắm chim bằng xuồng điện; tham quan đầm lầy cá sấu; tham quan khu bảo tồn dơi nghệ; cắm trại tại rừng Sác; Câu giải trí; đạp xe địa hình
     Vui chơi tại khu du lịch biển Cần Giờ
     Vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của bãi biển Cần Giờ thu hút rất nhiều du khách. Do đặc tính địa lý, cát ở biển có màu đen nên nước thường đục hơn. Tuy nhiên, biển hoàn toàn sạch, phù hợp để bạn tắm biển, nghỉ dưỡng. Tránh xa sự ồn ào của thành thị, du khách có thể thoải mái thư giãn giữa không gian tĩnh lặng của biển, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã.
     
     Tham quan lăng Cá Ông Cần Giờ tại khu sinh thái Cần Giờ
     Lăng Cá Ông nằm ở đường Hoàng Hoa Thám được xem là một biểu tượng của Cần giờ. Du khách đến khu du lịch sinh thái Cần Giờ nhất định phải ghé thăm một lần để trải nghiệm văn hóa tâm linh của người dân vùng sông nước. Lễ hội của lăng Cá Ông được cử hành vào ngày 18/8 âm lịch hằng năm. Du khách có thể cân nhắc đến tham quan vào khoảng thời gian này nếu muốn tham dự lễ hội đặc trưng của vùng.

Khu du lịch sinh thái Dần Xây


    Khu du lịch sinh thái Dần Xây có địa chỉ tại 1541 Đường Rừng Sác, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, nằm trong trụ sở Bản quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ. Đến đây, du khách không chỉ được khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng trong một khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu du lịch chào đón du khách với những trải nghiệm mới lạ, “độc nhất vô nhị” như nghỉ dưỡng ở chòi nghỉ trên sông; cắm trại trong rừng; trải nghiệm trồng rừng; trải nghiệm sống cùng hộ dân giữ rừng…

Khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn
    Đến đây, du khách sẽ được khám phá thiên nhiên và hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ theo nhiều cách khác nhau. Có nhiều đoạn đường và cây cầu bê tông được xây dựng xuyên qua rừng đước. Du khách du lịch tự túc có thể thong dong dạo bước qua những cánh rừng xanh mát, bên trên là rừng đước thẳng tắp, bên dưới là rễ cây đâm lên tua tủa.
    Nơi đây còn là nơi sinh sống của khoảng 200 loài thực vật, 700 loài động vật có xương sống và khoảng 140 loài chim khác nhau. Với hệ sinh thái đa dạng rừng ngập mặn ở khu du lịch sinh thái Dần Xây cũng được chọn làm địa điểm phục vụ nghiên cứu khoa học, khám phá, tìm hiểu thiên nhiên.

    Đặc biệt, du khách có thể tham gia Tour Tham quan - học tập hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Trong tour du lịch này, bạn sẽ được:
    - Tìm hiểu về quá trình phát triển của Rừng ngập mặn Cần Giờ trong suốt hơn 40 năm qua.
    - Thăm quan tiêu bản các mẫu động thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn.
    - Tìm hiểu về các mô hình sản xuất phụ dưới tán rừng.
    - Tìm hiểu sinh thái động thực vật rừng trên các tuyến đường xuyên rừng.
    - Trải nghiệm làm các tiêu bản thực vật rừng ngập mặn.
    - Thưởng thức đặc sản rừng ngập mặn
    - Tham gia các trò chơi lý thú như: giải mật thư, bắt cá bống sao, bắt ốc len,...

Chiêm ngưỡng toàn cảnh rừng ngập mặn từ trên cao
    Giữa rừng ngập mặn Dần Xây là một tháp quan sát cao lừng lững, nổi bật giữa màu xanh tươi mát của rừng và màu xanh nền trời thăm thẳm. Leo lên khoảng 100 bậc thang, du khách sẽ được đứng ở vị trí cao nhất khu rừng ngập mặn. Toàn cảnh khu du lịch sinh thái xanh ngút ngàn thu vào tầm mắt mang đến cảm giác choáng ngợp và tự hào về thiên nhiên tươi đẹp của quê hương.
Tháp quan sát cao 36m
Ngắm rừng ngập mặn từ tháp canh

Khu di tích chiến khu rừng Sác, đảo khỉ


     Chiến khu rừng Sác - một căn cứ địa cách mạng quan trọng của bộ đội trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
     Ngày 15-4-1966, Bộ Chỉ huy Miền thành lập tại Đặc khu quân sự rừng Sác với mật danh T10 (Trung đoàn 10 - Đặc công rừng Sác), có nhiệm vụ thọc sâu áp sát, bám trụ bằng mọi giá, chiếm giữ khu rừng Sác để tiến công liên tục vào kho, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt bộ máy của Mỹ. Bộ đội đặc công rừng Sác đã làm nên những trận đánh lịch sử khiến quân địch phải khiếp sợ..
     Đến đây du khach có thể “thực mục sở thị” những hình ảnh, hiện vật, nghe những câu chuyện kể về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ năm xưa, chúng tôi cảm nhận và hiểu rõ hơn về những năm tháng chiến đấu vô cùng gian khổ của bộ đội đặc công.
     Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ (trước đây tên gọi là Lâm viên Cần Giờ) với diện tích 2.215,45 ha, trong đó có 514 ha đã và đang được khai thác để phục vụ du lịch. Ở đây có đầy đủ các loài và sinh cảnh của một tiểu vùng mang tính đặc trưng nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nơi đây còn khoanh nuôi được nhiều đàn khỉ với tổng số khoảng hơn 1.000 con, sống hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên và rất dạn dĩ với con người. Nơi này đã và đang hoàn chỉnh các hệ thống nhà nghỉ trong rừng, nhà ăn uống, cửa hàng bán sản vật đặc trưng của vùng rừng ngập mặn, nhà truyền thống, phòng trưng bày hiện vật phục chế, khảo cổ học…
tham quan chiến khu rừng Sác
Mô hình pháo cao xạ
Nhà quân y
Tham quan đảo khỉ
     Một trong 6 điểm đến hấp dẫn nhất ở khu du lịch sinh thái Cần Giờ mà du khách không nên bỏ qua chính là Đảo Khỉ. Trước đây, số lượng khỉ không nhiều như bây giờ. Tuy nhiên, do được chăm sóc tỉ mỉ nên quần thể khỉ ngày càng phát triển nhanh chóng, lên đến 2.000 con. Chúng rất dạn người nên nếu bạn có đem theo đồ ăn, nước uống, máy ảnh, điện thoại thì phải canh chừng thật kỹ bởi đôi lúc chúng sẽ “mượn không trả lại” đấy.
Một gia đình khỉ
Du khách chụp hình với đàn khỉ
Tham quan Đảo khỉ
Tham quan khu bảo tồn cá sấu tự nhiên
     Ngoài tham quan tìm hiểu về lịch sử, du khách sẽ được tham quan khu bảo tồn và thử tài thiện nghệ câu cá sấu.Trò giải trí này nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng thực ra lại rất an toàn. Bạn sẽ được đưa đến khu nuôi cá sấu có hàng rào bao bọc xung quanh, ,du khách chỉ việc buông cần và chờ cá đớp mồi để tận hưởng cảm giác kéo rê con mồi đến thỏa thích.
Bảo tồn cá sấu tự nhiên
Tham quan bằng ca nô
     Du khách sẽ thật sự thích thú khi được ngồi trên ca nô hòa mình vào cảnh vật thiên nhiên cửa rừng đước bạt ngàn, canô chạy qua những sông rạch uốn lượn quanh co đưa du khách đến tham quan căn cứ của Đoàn 10 Rừng Sác đã đi vào huyền thoại. Đi dưới tán rừng, trên là tiếng chim kêu, dưới nước là tiếng của những con còng, con ốc tí tách đào hang, một thế giới của thiên nhiên với bao điều kỳ bí đang mở ra. Bên cạnh đó, các loại động vật, thực vật tự nhiên ở Rừng Sác cũng mang lại cho du khách một trải nghiệm mới lạ về hệ sinh thái rừng ngập mặn.
tham quan bằng ca nô

     Giá vé vào cổng: 35.000đ/khách.
     Giá vé Cano khứ hồi vào khu căn cứ Rừng Sác: 600.000đ/lượt.

Khu du lịch sinh thái Vàm Sát Cần Giờ


     Nằm trong lõi Rừng Sác Cần Giờ là khu du lịch Vàm Sát, đây là điểm dừng chân được nhiều du khách yêu thích nhất. Khu du lịch sinh thái Vàm Sát (Vam Sat Ecopark) nằm trên địa bàn xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (cách bến phà Bình Khánh khoảng 40km)
     Bên cạnh khai thác du lịch, Vàm Sát còn làm nhiệm vụ bảo tồn rừng và động vật nơi đây. Du khách có thể thấy những con cá sấu Xiêm và cá sấu Hoa Cà được nuôi thả trong đầm lầy tự nhiên. Những loài Khỉ Đuôi Dài hoang dã không sợ người lạ. Những đàn Dơi Nghệ thuộc loài quý hiếm trên thế giới sống thành đàn trong rừng sâu, hay những giống chim quý sống tự nhiên trên những ngọn cây cao.

Tham quan Tràm Chim Vàm Sát
     Tràm chim Vàm Sát nằm cách cổng chào khu trung tâm Vàm Sát khoảng 800m. Tổng diện tích nơi đây lên đến 200ha ở khu vực trung tâm và 500ha ở vùng ngoài. Nơi đây là mái nhà của hơn 30 loài chim hoang dã của vùng Nam Bộ, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm như Giang sen, Còng cọc, Diệc… Để đến đây bạn sẽ được đi xe sinh thái của khu du lịch hoặc xuồng điện nếu muốn tham quan vào sâu hơn. Điểm đặc biệt của Tràm chim Vàm Sát là “mùa chim làm tổ” từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm với hàng triệu chú chim khắp nơi về đây sinh sản.
ngắm chim trên tháp canh
đi thuyền ngắm chim tại Vàm Sát
Tham quan đầm dơi nghệ
     “Khu bảo tồn Dơi nghệ” là một trong những điểm tham quan thú vị dành cho những du khách thích khám phá đời sống hoang dã tại Vàm Sát.
     Điều đặc biệt là Dơi chỉ tập trung trên một vùng đảo đước nhỏ duy nhất trong đầm. Chúng không sống ở vùng đước bên cạnh dù chỉ cách nhau vài mét. Nhiều giả thuyết cho rằng vùng đảo này có ảnh hưởng từ trường nên dơi tập trung đông hoặc các nguyên nhân về môi trường khác. Đến nay vẫn chưa có lời giải đáp
Dơi nghệ
Tham quan đầm dơi nghệ
Tham quan đầm cá sấu
     Đầm lầy cá sấu tại Vàm Sát là nơi bảo tồn loài cá sấu Xiêm quý hiếm và cá sấu Hoa Cà khổng lồ với mô hình bán hoang dã. Đến đây bạn sẽ được chứng kiến quá trình ấp nở trứng cá sấu theo tự nhiên. Bên cạnh đó là trải nghiệm “Du thuyền câu cá sấu” đầy cảm giác mạnh mà bạn không thể bỏ qua. Bạn sẽ được bồng bềnh trên chiếc thuyền lồng sắt đặc biệt, bên dưới là đàn cá sấu chầm chậm bơi theo và vây quanh chực chờ đớp mồi, mỗi khi bạn thả cần câu thì những cặp hàm sắc nhọn sẽ lao lên phá nát không gian yên tĩnh của Vàm Sát.
trải nghiệm câu cá sấu
Câu cá
     Cá ở Vàm Sát sống và sinh sản tự nhiên trong các ao đầm và trọng lượng cũng khá khủng. Nguồn cá ở đây luôn dồi dào, đặc biệt là loài cá đối bụi nước mặn đặc sản với khối lượng 2-3kg.
     Ngoài ra khu du lịch Vàm Sát còn có dịch vụ câu đêm bằng tàu gỗ 20 người cùng các loại cần câu chuyên dụng.

Câu cua
     Không chỉ câu cá giải trí, bạn còn có thể trải nghiệm câu cua tại Đầm Dơi nghệ. Sau khi đến đây bằng ca nô, bạn sẽ thấy một cái ao với những chiếc cần câu đã thả dây sẵn.

Đạp xe địa hình
     Đến khu du lịch Vàm Sát bạn còn được trải nghiệm đẹp xe xuyên rừng trên hòn đảo ở Đầm Dơi, băng qua những cung đường đất gập ghềnh lồi lõm lúc thì bao quanh hồ, lúc chạy xuyên qua các tán cây.
     Tuy nhiên bạn đừng lo trải nghiệm này sẽ “bào mòn” sức của bạn nhé, vì xe đạp dùng ở đây là loại xe đặc chủng chuyên đi đường đồi núi hiểm trở, do đó xe rất nhẹ và đạp cũng rất thoải mái. Trên thị trường, xe đạp địa hình có giá từ vài triệu cho đến vài chục triệu, thậm chí hơn. Bên cạnh đó đạp xe còn giúp bạn rèn luyện sức khỏe và thư giãn đầu óc khi được đạp xe qua cảnh vật thiên nhiên rất chill.
      Thỉnh thoảng khi đạp xe bạn sẽ bắt gặp những con chim sà xuống, vài con cua, ba khía hoặc kỳ đà chạy ngang qua như thể không hề sợ bóng người. Thật là những trải nghiệm thú vị phải không nào?
trải nghiệm đạp xe xuyên rừng

     Giá vé vào cổng: 35.000đ/khách.
     Giá vé Cano khứ hồi vào khu căn cứ Rừng Sác: 600.000đ/lượt.

Thanks for watching!!!