Chào mừng đến với vườn quốc gia Pù Mát

Đến với Pù Mát du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét hoang sơ của rừng nguyên sinh với tính da dạng sinh học cao bậc nhất Việt Nam và nhiều thắng cảnh nổi bật 


(Lắng nghe chút nhạc để tiếp tục câu chuyện)
`

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Xây dựng bởi Trung tâm Điều tra, Thông tin và Dữ liệu về Môi trường, Đa dạng sinh học,
Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học



Đôi nét về Vườn quốc gia Pù Mát


     Trong tiếng Thái, Pù có nghĩa là đỉnh núi. Pù Mát là tên một đỉnh núi cao nhất trong khu vực với độ cao 1.841m so với mực nước biển. Vườn quốc gia Pù Mát trải dài trên địa phận của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và cổng vào thuộc địa phận xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
      Pù Mát đẹp ở cái hùng vĩ của rừng xanh, ở vẻ nguyên sinh không chút đụng chạm của bàn tay con người. Đến với Pù Mát du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét hoang sơ của rừng nguyên sinh với tính da dạng sinh học cao bậc nhất Việt Nam và nhiều thắng cảnh nổi bật.
      Đến Pù Mát du khách sẽ được chiêm ngưỡng khu rừng săng lẻ thuần loài cách khu hành chính của vườn khoảng 40km, rộng khoảng 100ha. Đây là khu rừng cổ thụ, cao khoảng 50m và toả bóng mát quanh năm, thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Thiên nhiên ở đây thật kỳ diệu với những tán lá xanh còn đọng những giọt sương vào mỗi buổi sáng, tiếng chim hót chuyền cành khi bình minh lên.
      Cách thị trấn Con Cuông khoảng 20km về phía Nam, thác Kèm hùng vỹ ở độ cao 150m. Rất nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là thác nước gần như nguyên sinh nhất ở Việt Nam
      Pù Mát chính là nơi ở của người Thái – dân tộc đã sống ở đây nhiều đời.. Giữ truyền thống lâu đời, người Thái sinh sống tập trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tập tục riêng, có những lễ hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp. Nhảy sạp, uống rượu cần là đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thường ngày của người Thái. Vải thổ cẩm của người Thái nổi tiếng về tính độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp. Chiếm số ít là dân tộc Kinh (chủ yếu sống ở thị trấn Con Cuông) và dân tộc Đan Lai. Người Đan Lai sống tập trung tại 3 bản: Cò Phạt, Bản Cồn và Bản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn quốc gia Pù Mát, họ sống và canh tác ở những nơi đất dốc, sinh sống nhờ săn bắn và hái lượm.

Vườn quốc gia Pù Mát ở đâu...

Ghi chú: Hình bên cạnh là bản đồ vị trí 34 vườn quốc gia, trong đó VQG Pù Mát được làm nổi bật.

Nháy chuột vào điểm tọa độ VQG Pù Mát để xem hình ảnh ranh giới phân vùng bảo tồn và ảnh 3D của trụ sở VQG


    Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm ở 18046’ vĩ độ Bắc và 104024’ độ kinh Đông thuộc tỉnh Nghệ An. Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, và Tương Dương, đường ranh giới phía Nam của Vườn Quốc Gia (VQG) chạy dọc theo đường biên giới Việt Lào.
    Vườn quốc gia Pù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là 1.800mm và nhiệt độ trung bình 23,50C.
    Nằm trên sườn Đông của dãy Trường Sơn, về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có độ cao tuyệt đối giao động từ 100m đến 1841m.
    VQG Pù Mát nằm trong khu vực có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Các đỉnh dông phụ có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800  1000m, địa hình hiểm trở. Phía Tây Nam của VQG là nơi có địa hình tương đối bằng, thấp và là nơi sinh sống trước đây cũng như hiện nay của một số cộng đồng người dân tộc. Ở đó nhiều hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã và đang diễn ra. Nằm trong khu vực còn có khoảng 7.057ha núi đá sỏi và phần lớn diện tích nằm ở vùng đệm của VQG, chỉ có khoảng 150ha nằm trong vùng lõi.
    Khí hậu thủy văn : VQG Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do chịu ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hoá và khác biệt lớn trong khu vực.
    Trong khu vực có hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Các di lưu phía hữu ngạn như khe Thơi, khe Choang, khe Khặng lại chạy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả. Cả 3 con sông trên đều có thể dùng bè mảng đi qua một số đoạn nhất định. Riêng khe Choang và khe Khặng có thể dùng thuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu. Nhìn chung mạng lưới sông suối khá dày đặc, do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa và các khu vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra.



Đi đến vườn quốc gia Pù Mát như thế nào...


    Vườn quốc gia Pù Mát cách thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An khoảng 120km. Có rất nhiều phương tiện để bạn có thể lựa chọn đến với điểm du lịch này. Du khách cần cân nhắc kỹ về điều kiện, ưu điểm hạn chế của từng phương tiện để có được lựa chọn an toàn nhất.
    Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội, các tỉnh thành khác, có thể đi xe khách và xuống tại thị trấn Con Cuông, thời gian di chuyển từ 8 – 9 tiếng. Bạn nên xuất phát vào buổi tối, ngủ lại ngay trên xe và đến địa điểm tham quan, bắt đầu hành trình của mình vào sáng ngày hôm sau.
    Với những “phượt thủ” thì xe máy chắc chắn là phương tiện mang đến nhiều trải nghiệm du lịch khi đi đến vườn quốc gia Pù Mát. Phương tiện này có thể giúp cho bạn chủ động về lịch trình, thời gian di chuyển. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo tay lái chắc bởi quãng đường di chuyển khá xa. Với phương tiện này, bạn nên đi theo đoàn đông người để hỗ trợ lẫn nhau và đừng quên kiểm tra xe, lưu lại số sửa xe để thuận tiện hơn khi du lịch.


Xe máy là phương tiện lý tưởng dành cho những du khách thích khám phá, du lịch phượt



Lịch sử hình thành


    Quyết định 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã quyết định thành lập hai khu rừng đặc dụng độc lập ở phía tây nam tỉnh Nghệ An: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Anh Sơn, huyện Anh Sơn với diện tích 1.500 ha và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thanh Thủy, huyện Thanh Chương với diện tích 7.000 ha. Hai khu bảo tồn trên sau này được kết hợp làm một để thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương (Bộ NN&PTNT, 1997).
    Năm 1993, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu tư Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát. Bản kế hoạch đầu tư này đã được Bộ Lâm nghiệp thẩm định theo văn bản số 343/LN-KH ngày 20/02/1995 và được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt theo Quyết định số 3355/QĐ-UB ngày 28/12/1995.
    Ngày 21/11/1996, Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn thiên nhiên khu Pù Mát, tỉnh Nghệ An, do EU tài trợ.
    Ngày 21/5/1997, Quyết định số 2150/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Khu BTTN Pù Mát và thuộc sự quản lý của Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An.
    Kế hoạch đầu tư mới cho Pù Mát được Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng năm 2000, đề xuất chuyển hạng mục quản lý rừng đặc dụng từ khu bảo tồn thiên nhiên thành vườn quốc gia. Bản kế hoạch đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 20/06/2000 theo Quyết định số 2113/QĐ-UB và được Bộ NN&PTNT phê duyệt ngày 26/06/2000 theo Công văn số 2495/QĐ/BNN-KH. Ngày 8/11/2001, Quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An thành Vườn Quốc gia. Theo Quyết định này, tổng diện tích VQG là 91.113 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.569 ha. Pù Mát hiện thuộc sự quản lý tài chính của UBND tỉnh Nghệ An, trong khi kế hoạch quản lý được giao cho Chi cục kiểm lâm tỉnh.
    Pù Mát có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm – Bộ NN&PTNT với diện tích 91.113 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.



Các phân vùng bảo tồn


     VQG Pù Mát nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 120km theo đường quốc lộ, với diện tích vùng lõi rộng 94.804ha và vùng đệm rộng 86.000 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An.
     Ranh giới của vườn: phía Nam có chung 61km với đường biên giới Lào. Phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang (huyện Tương Dương). Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện Con Cuông). Phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn).

Đa dạng sinh học


     Theo kết quả điều tra đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Pù Mát thì Pù Mát là một trong số Vườn quốc gia có giá trị đa dạng sinh học vào loại cao nhất của Việt Nam. Trong đó có rất nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng cho vùng sinh thái núi đất Bắc Trường Sơn.
     VQG Pù Mát có 6 kiểu hệ sinh thái:
     + Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim á ẩm nhiệt đới: 29%.
     + Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 46,5%
     + Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi 1,7%
     + Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy 21%
     + Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác 1,4%
     + Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 0,4%
    Độ che phủ của rừng đạt 98%, trong đó rừng nguyên sinh và rừng giàu chiếm hơn 60% tổng diện tích của Vườn quốc gia.


Rừng Chò Nâu


Thực vật


    Tổng hợp kết quả các đợt điều tra từ trước đến nay cho thấy hệ thực vật Pù Mát có số lượng loài tương đối phong phú. Bước đầu ghi nhận được Vườn quốc gia Pù Mát có 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả trong bảng 1 cho ta thấy khu hệ thực vật Vườn quốc gia Pù Mát phong phú về thành phần loài, nhất là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm 92,91%. Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên sự du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau. Đó là luồng thực vật Hymalaya – Vân Nam – Quý Châu di cư xuống với các loài đại diện trong ngành Thông (Pinophyta) và các loài lá rộng rụng lá. Luồng thực vật Malaysia – Indonesia từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Luồng thực vật India – Myanmar từ phía Tây di cư sang với các đại diện thuộc họ Tử vi (Lythraceae), Bàng (Combretaceae). Đặc biệt, ở Vườn quốc gia Pù Mát, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa chiếm một tỷ trọng lớn nhất. Trong số 160 họ thực vật tìm thấy có tới 40 họ có trên 10 loài. Họ Cà phê Rubiaceae phong phú hơn cả (92 loài), tiếp đến họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 67 loài, họ Re (Lauraceae 58 loài), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae) 42 loài, họ Cam (Rutaceae), họ Lan (Orchidaceae) 31 loài, họ Đậu (Fabaceae) 30 loài… Đặc biệt có tới 22 họ chỉ có 1 chi với 1 loài duy nhất.

Danh mục thực vật có mạch ở Vườn quốc gia Pù Mát


    Trong số 1.297 loài đã được ghi nhận thì có 37 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó: 1 loài cấp (E), 12 loài sắp nguy cấp (V), 9 loài hiếm R, 3 loài bị đe doạ (T) và 12 loài biết không chính xác. Có 20 loài được liệt kê trong Danh mục Đỏ của IUCN (2002) và gồm 1 loài cấp E, 3 loài cấp V và 16 loài cấp R

Động vật


    Kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã thống kê được 1121 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá, … Con số thống kê này đã chứng tỏ Vườn quốc gia Pù Mát là nơi có tính đa dạng sinh học cao.
    Điều đặc biệt quan trọng đối với khu hệ động vật Vườn quốc gia Pù Mát là tính đa dạng các yếu tố đặc hữu cao. Trong số đó có những loài đặc trưng như Chào Vao (Sus bucculenus), Sao la .
    Đặc biệt quan trọng là quần thể của một số loài chim, thú lớn thực sự có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn khả năng bảo tồn phát triển trong quá trình quản lý và bảo vệ Vườn quốc gia Pù Mát. Đó là Voi (Elephas maximus), Hổ (Panthera tigris), Sao la (Pseudoyx nghetinhensis), Bò tót (Bos gaurus), …


Bảng số lượng loài động vật ở VQG Pù Mát
Thành phần và số lượng loài động vật quý hiếm Pù Mát khá cao, ít nhất đến nay có 85 loài đã ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 425 loài ở mức độ toàn cầu có trong danh lục đỏ của IUCN 2006 (xem bảng 3). Đặc biệt quan trọng là quần thể của một số loài chim, thú lớn thực sự có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn khả năng bảo tồn phát triển trong quá trình quản lý và bảo vệ Vườn quốc gia Pù Mát. Đó là Voi (Elephas maximus), Hổ (Panthera tigris), Sao la (Pseudoyx nghetinhensis), Bò tót (Bos gaurus), …

Bản đồ chỉ dẫn...

Trên bản đồ là các điểm đến thú vị tại vườn quốc gia Pù Mát, mời các bạn tự mình khám phá.
(Click vào hình ảnh trên bản đồ để biết thông tin điểm đến)




Du lịch khám phá


    Vườn quốc gia Pù Mát từng được mệnh danh là “chốn tiên cảnh” tại mảnh đất miền Trung – Nghệ An. Không chỉ thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, điểm du lịch này còn mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm với các hoạt động đa dạng như: Đi thuyền đánh cá, ngắm thác nước hùng vĩ, khám phá động vật quý hiếm…
     Nếu bạn đến đây vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 3, bạn sẽ cảm nhận được không khí se lạnh với nhiệt độ dưới 20 độ C.
      Đặc biệt, vào tháng 3, bạn còn có thể chiêm ngưỡng cảnh mưa xuân tuyệt đẹp, khiến cho vườn quốc gia Pù Mát trở nên lãng mạn và huyền ảo. Vườn quốc gia Pù Mát là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích du lịch phượt hay du lịch ngắn ngày cùng bạn bè khám phá thiên nhiên hoang dã và đa dạng.
     Vườn quốc gia Pù Mát cách thành phố Vinh khoảng 130km. Chỉ cần đặt vé máy bay đi Vinh sau đó di chuyển bằng xe khách, taxi, xe du lịch là bạn đến được đây rồi
Trải nghiệm đi thuyền trên sông Giăng

     Du lịch Vườn quốc gia Pù Mát có gì thú vị?
     Khám phá hệ sinh thái rừng nguyên sinh đa dạng
     Vườn quốc gia Pù Mát sở hữu một hệ sinh thái động thực vật đa dạng bậc nhất miền Trung với 2.494 loài thực vật và 1746 loài động vật. Trong số đó, có không ít loài động thực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam. Tham quan khu vườn, du khách sẽ từ thích thú đến trầm trồ khi tận mắt chứng kiến những cá thể gà lôi, gấu chó, sao la, sơn dương…Đặc biệt, đây cũng là nơi đầu tiên tìm thấy những cá thể sao la ở Việt Nam.
     Ở đây còn có khu rừng săng lẻ cổ thụ 100ha với những cây cao đến 50m. Thiên nhiên nơi đây hoang sơ, kỳ bí nhưng không kém phần thơ mộng, hùng vĩ sẽ mang đến cho du khách một cảm giác thật đặc biệt khi tham quan.

     Đi thuyền ngắm cảnh, bắt cá trên sông
     Đây chắc chắn sẽ là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của mọi du khách khi đến với vườn quốc gia Pù Mát. Sông Giăng là dòng sông tuyệt đẹp với nhiều loài thủy sản sinh sống. Du khách đến đây có thể trải nghiệm cùng người dân giăng lưới bắt cá trên sông Giăng. Dòng sông thơ mộng, hiền hòa với những núi đá vôi sừng sừng hai bên đủ sức quyến rũ để khiến du khách ngẩn ngơ quên chớp mắt.
     Tham quan thác nguyên sinh Khe Kèm
     Thác Khe Kèm được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những thác nước nguyên sinh nhất Việt Nam. Thác nước cao đến 150m ngày đêm tung bọt trắng xóa tựa như dải lụa của nàng tiên núi rừng để quên ở Pù Mát. Giá vé thăm thác chỉ 30.000 VNĐ/người lớn và 10.000 VNĐ/trẻ em. Đứng dưới chân thác ngước mắt lên, mỗi người trong chúng ta sẽ không khỏi choáng ngợp trước thiên nhiên hùng vĩ.
     Khám phá đời sống của người dân bản địa
     Vườn quốc gia Pù Mát chủ yếu là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào người Thái. Họ sống trong các nhà sàn gỗ, mưu sinh bằng nghề trồng lúa, đan lát, dệt thổ cẩm. Du khách đến bản làng người Thái không chỉ được tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của họ mà còn được giao lưu nhảy sạp và uống rượu cần bên ánh lửa trại bập bùng. Đây cũng là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Đan Lai với tục ngủ ngồi độc đáo.

Thác khe Kèm


     Cách thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An chừng 25km, thác Khe Kèm được ví như món quà mà thiên nhiên ban tặng cho Vườn quốc gia Pù Mát. Nơi đây được các nhà khoa học khẳng định là thác nước hoang sơ bậc nhất của Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung, khi chưa có sự tác động của bàn tay con người.
     Thác Khe Kèm là một trong những điểm du lịch Nghệ An hấp dẫn nhất. Hình ảnh thác đổ mang vẻ đẹp hùng vĩ, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên hiện ra ở đây
     Người dân địa phương còn gọi thác với cái tên quen thuộc là Bổ Bố, tiếng Thái có nghĩa là "dải lụa trắng". Bởi thác Khe Kèm Nghệ An có độ cao hơn 500m và độ dốc chừng 800m, đứng từ dưới chân thác, bạn sẽ được chiêm ngưỡng dòng nước chảy vô cùng mạnh mẽ và uyển chuyển tựa như một dải lụa trắng giữa núi rừng thiên nhiên.
Xem video với âm thanh

     Nhiều năm trở lại đây, khu du lịch thác Khe Kèm Nghệ An đã bắt đầu mở cửa đón khách du lịch, với nhiều gói dịch vụ cho bạn lựa chọn:
     - Giá vào cổng: 10.000 VNĐ/người
     - Giá xe điện vào thác: 20.000 VNĐ/người

Sông Giăng


     Sông Giăng không chỉ sở hữu cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, đây còn là địa điểm du lịch lý tưởng với nhiều hoạt động như: đu dây mạo hiểm, chèo thuyền, khám phá đời sống bà con dân tộc…
     Nơi khởi nguồn của con sông hiền hòa này là khe Khẳng – một dòng khe nhỏ chảy trong lõi của rừng Quốc gia Pù Mát (thuộc địa phận của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An). Hành trình của sông từ đây chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sau đó giao với dòng sông Lam tại huyện Thanh Chương. Vậy nên dòng sông này thuộc địa phận của 3 huyện mà sông chảy qua: Con Cuông, Anh Sơn và Thanh Chương.
     Trong số các con sông ở Nghệ An thì sông Giăng có phần ấn tượng bởi nó gắn liền với văn hóa sông nước của người Đan Lai – một tộc người ở miền Tây Nghệ An. Độ dốc của sông đạt 17.2%, giữa sông có hàng trăm ghềnh đá lớn nhỏ, tạo nên dòng chảy mạnh. Đây cũng là điều kiện để các tín đồ mạo hiểm thử sức với nhiều hoạt động du lịch thú vị trên sông.
Sông giăng nhìn từ trên cao
Đi thuyền trên sông Giăng cũng là một trải nghiệm thú vị

Thanks for watching!!!