Ảnh hưởng của những hệ thống quản lý cỏ dại trên quần thể các loài cỏ đối với cây trồng biến đổi gen kháng thuốc glyphosate

Trên tổng số 156 cánh đồng thí nghiệm ở sáu Tiểu Bang của Hoa Kỳ, người ta tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các hệ thống quản lý cỏ dại đối với tính trạng kháng thuốc cỏ glyphosate ([glyphosate resistant (GR) crops] trong cấu trúc quần thể cỏ dại cũng như thành phần loài.

Đăng ngày 31-05-2013 trong chuyên mục Tin thế giới

Glyphosate là thuốc trừcỏ hậu nẩy mầm (diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc). Do có tác động lưu dẫn nên sau khiphun, thuốc sẽ xâm nhập vào bên trong thân qua bộ lá và các phần xanh của câycỏ rồi di chuyển đến tất cả các bộ phận của cây (kể cả bộ rễ nằm sâu dưới đấtvà thân ngầm), làm cho thối căn hành và thân ngầm nên diệt cỏ rất triệt để vàhữu hiệu trong việc ngăn cản cỏ mọc trở lại. Mặc dù tác động diệt cỏ của thuốccó hơi chậm, sau khi xịt thuốc 4-5 ngày (cỏ hàng niên) hoặc 7-10 ngày (cỏ đaniên) mới thấy cỏ chết, nhưng hiệu lực của thuốc lại kéo dài tới 2-3 tháng.

Khác với những lọaithuốc trừ cỏ có tính chọn lọc, chỉ diệt cỏ dại chứ không diệt cây trồng (thí dụnhư thuốc Sofit hay 2,4D…chỉ diệt cây cỏ chứ không diệt cây lúa), thì thuốcGlyphosate là thuốc trừ cỏ không chọn lọc (diệt được rất nhiều lọai cỏ, kể cảcây trồng nếu thuốc bám được vào lá hoặc những bộ phận xanh của cây).

Glyphosate là thuốc cóphổ tác động rộng, diệt trừ được hầu hết các lọai cỏ đa niên  và cỏ hàngniên. Đặc biệt là có hiệu qủa cao và kéo dài đối với một số lọai cỏ khó trừ nhưcỏ tranh, cỏ mắc cỡ, lau sậy, cỏ ống,… vì thế ngòai việc diệt cỏ cho các vườncây, đồi cây lâu năm như cà phê, cao su…hoặc phun diệt cỏ trước khi gieotrồng cây ngắn ngày, thuốc còn có khả năng phát hoang cho những diện tích đấtkhai hoang, đất không canh tác, bờ mương bờ ruộng, ven các công lộ…

Tại Hoa Kỳ, thuốc trừ cỏ glyphosate được sửdụng từ lâu nay và rất phổ biến. Tuy nhiên, do quá trình sử dụng lâu dài nêutrên, dẫn đến thuốc trừ cỏ không còn nhiều tác dụng đối với một số loại cỏ dại.Do đó, các nhà khoa học tại Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng củacác hệ thống quản lý cỏ dại đối với tính trạng kháng thuốc cỏ glyphosate ([glyphosate resistant (GR) crops] trong cấu trúc quần thể cỏ dại cũngnhư thành phần của chúng trên tổng số 156 cánhđồng thí nghiệm ở sáu Tiểu Bang của Hoa Kỳ.

Ruộng được chọn phải thể hiện ba hệ thống quản lý cỏ dại:

  1. a) cây trồng GR độc canh liên tục;
  2. b) cây trồng GR luân canh hai vụ; và
  3. c) cây trồng GR luân canh với cây trồng không phải GR.

Mật độ quần thể các loài cỏ dại, loài nhiều nhất và sự đa dạng củaloài cỏ dại được phân tích theo phương pháp “mixed models” để xem xét ảnh hưởngtùy theo năm, vị trí địa lý, và hệ thống quản lý cỏ dại.

Có tất cả 329 loài cỏ được định danh tại các điểm thí nghiệm trongthời kỳ nghiên cứu. Quần thể cỏ dại được phát hiện là tương quan mạnh mẽ với vịtrí địa lý. Hệ thống quản lý cỏ dại ảnh hưởng giống nhau về quần thể cỏ dạithông qua tương tác với môi trường, không không có theo năm. Các hệ thống quảnlý cỏ dại theo chế độ luân canh và luân phiên trồng giữa cây GR và cây không GRlàm giảm mật độ cỏ dại đáng kể và giảm đa dạng loài. Ảnh hưởng của luân canhthể hiện rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý.

Theo nghiên cứu này, các nhà khoa học đã kết luậnrằng, người ta cần phải có những hệ thống quản lý cỏ dại thích ứng để giúp chogiống cây trồng biến đổi gen duy trì tính trạng của chúng trong cách quản lý đadạng cỏ dại cao, trong khi đó sự cạnh tranh giữa cây trồng và cỏ dại giảm, tốiđa hóa được năng suất.

 

Xem bài viết trên tạp chí Applied Vegetation ScienceMay 14, 2013:  http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/avsc.12039/abstract?deniedAccessCustomisedMessage=&userIsAuthenticated=false.