Ngày Quốc tế Chim di cư được tổ chức hai lần mỗi năm vào thứ Bảy thứ hai của tháng 5 và tháng 10, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các loài chim di cư và sự cần thiết của hợp tác quốc tế để bảo tồn chúng. Năm 2024, sự kiện này diễn ra vào ngày 12 tháng 10 với chủ đề “Chim kết nối thế giới của chúng ta”, nhấn mạnh vai trò quan trọng của các loài chim trong việc liên kết các hệ sinh thái và quốc gia trên toàn cầu.
Nguồn: Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học
Từ khu vực châu Á đến Thái Bình Dương, các loài chim di cư được coi là một trong những yếu tố mang lại sự phong phú cho cuộc sống của chúng ta. Chim đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn và kiểm soát sâu bệnh, và việc thiếu côn trùng sẽ phá vỡ các chức năng hệ sinh thái này.
Việt Nam, với gần 1.000 loài chim và hơn 300 loài thú được ghi nhận, là điểm dừng chân quan trọng của nhiều loài chim di cư. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên quý giá này đang đối mặt với nhiều mối đe dọa nghiêm trọng. Những hoạt động như triển lãm ảnh và các chương trình giáo dục cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, đồng thời khuyến khích mọi người tham gia vào việc bảo vệ các loài chim và môi trường sống của chúng.
Nhân dịp này, các chuyên gia cũng khuyến nghị việc tăng cường thực thi pháp luật để ngăn chặn các hành vi săn bắt, buôn bán và tiêu thụ chim hoang dã trái phép. Đồng thời, việc bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh quan trọng cho chim di cư, như rừng ngập mặn, đầm lầy và các vùng đất ngập nước, cũng cần được ưu tiên để đảm bảo sự sống còn của các loài chim và duy trì cân bằng sinh thái.
Ngày Quốc tế Chim di cư năm 2024 là dịp để chúng ta cùng nhìn nhận lại tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài chim di cư và môi trường sống của chúng, từ đó thúc đẩy hành động cụ thể nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ mai sau./.
Các Hiệp định và công ước liên quan đến ngày của các loài chim di cư đã ký kết: Hiệp định Chim Biển Di Cư tại châu Phi và châu Á, cùng với hàng loạt tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, từ bảo tồn các loài chim di cư với các tên gọi khác nhau. Công ước về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư (CMS) Hiệp định chim nước di cư châu Phi-Á-Âu (AEWA), Môi trường châu Mỹ và Đối tác đường bay Đông Á – Úc (EAAFP). Chiến Dịch Ngày Chim Di Cư Thế Giới từ năm 2006, được tổ chức hàng năm, nhằm tăng cường nhận thức toàn cầu về sự cần thiết của việc bảo tồn các loài chim di cư. |
NBCA