Biến đổi khí hậu – Thách thức lớn nhất cho phát triển bền vững

Trong thế kỷ 21, thế giới đang chứng kiến những cuộc khủng hoảng lớn, trong đó quan trọng nhất là biến đổi khí hậu (BĐKH). Đó là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.

BĐKH có những biểu hiện/dấu hiệu chính như: Nhiệt độ trung bình, tính biến động và bất thường của thời tiết và khí hậu tăng lên; Lượng mưa thay đổi; Mực nước biển dâng lên do tan băng ở các Cực và các đỉnh núi cao, và do nước biển dãn nở khi nhiệt độ tăng; Các thiên tai và hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán,…) xảy ra với tần suất, cường độ bất thường và gia tăng. BĐKH có thể do hai nguyên nhân gây ra: nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do con người (nhân tác). BĐKH xảy ra trong quá khứ là do các nguyên nhân tự nhiên nhưng BĐKH hiện nay chủ yếu là do con người. Nguyên nhân chính của BĐKH hiện nay là do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt,…(chủ yếu do sử dụng một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch trong phát triển kinh tế – xã hội và do nạn phá rừng). Tất cả các hoạt động này đã làm tăng nồng độ các loại khí gây hiệu ứng nhà kính (CO2, NOx, CH4, H2S,…) và bụi trong khí quyển.

Với những biểu hiện nêu trên, BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường, bao gồm cả các lĩnh vực của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác, sẽ lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á. Trong đó, những người nghèo, những người ít góp phần gây ra BĐKH nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất về phát triển con người do BĐKH gây ra.

Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính (KNK) để giảm nhẹ BĐKH.

Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc kinh tế – xã hội đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Dựa trên tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương do BĐKH, khả năng thích ứng và rủi ro có thể gặp phải mà từng bộ, ngành, địa phương có những kế hoạch và giải pháp thích ứng cho phù hợp,…

Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính (KNK). Các nhóm giải pháp giảm nhẹ bao gồm: (i) Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (nhằm tiết kiệm năng lượng); (ii) Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo; (iii) Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và hấp thụ KNK/cacbon: trồng cây, đặc biệt là phát triển trồng và bảo vệ rừng; (iv) Phát triển nông nghiệp theo các phương thức canh tác bền vững; (v) Tăng cường thu hồi KNK,…

Mặc dù cuộc chiến chống BĐKH đã diễn ra hơn 20 năm, nhưng nồng độ KNK trong khí quyển, nguyên nhân gây ra BĐKH, vẫn liên tục gia tăng và đã đạt mức 400 ppm vào năm 2015, vượt qua giới hạn an toàn của chỉ số này là 350 ppm. Theo đó, các dấu hiệu của BĐKH (nhiệt độ trung bình, độ bất thường của thời tiết, khí hậu, mực nước biển dâng, thiên tai,…) ngày càng gia tăng và tác động mạnh mẽ tới tự nhiên và kinh tế – xã hội, gây ra những tổn thất ngày càng lớn trên phạm vi toàn cầu.

Sau 20 cuộc họp của các Bên nước tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP), mãi tới cuộc họp lần thứ 21 (COP 21) (12-2015) tại Pa-ri (Pháp), cộng đồng quốc tế mới đi tới thống nhất và thông qua được “Thỏa thuận về khí hậu” với các mục tiêu đầy tham vọng: Giữ cho nhiệt độ Trái đất không tăng quá 20C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1,5 độ C; Định kỳ đánh giá hiệu quả và kiểm điểm tình hình thực hiện sau mỗi 5 năm (dự kiến từ 2023); Đóng góp cho quỹ ứng phó với BĐKH ít nhất là 100 tỷ/năm trước năm 2025.

Ngày 4/11/2016, Thoả thuận Paris chính thức có hiệu lực. Điều này đã tạo ra xung lực mạnh mẽ, thúc đẩy các quốc gia thành viên thực hiện cam kết của mình đã được nêu ra trong năm 2015. Giai đoạn mới này cũng là một tín hiệu mạnh mẽ đối với toàn thể các tác nhân của xã hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cho thấy rằng một mô hình phát triển mới, ít cacbon từ nay được tất cả các quốc gia trên thế giới lựa chọn.

Ở Việt Nam, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH được Chính phủ phê duyệt (ngày 28 tháng 10 năm 2016), gồm 5 nhóm nhiệm vụ: (i) Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải KNK; (ii) Nhiệm vụ thích ứng với BĐKH; (iii) Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực; (iv) Nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai, minh bạch; (v) Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế. Hiện nay, thích ứng là giải pháp chủ yếu, nhưng đứng về lâu dài phải tập trung vào giảm nhẹ BĐKH/giảm phát thải KNK theo chiến lược toàn cầu.

Biến đổi khí hậu – Thách thức lớn nhất cho phát triển bền vững

Trong thế kỷ 21, thế giới đang chứng kiến những cuộc khủng hoảng lớn, trong đó quan trọng nhất là BĐKH. Đó là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.

BĐKH với các biểu hiện như nhiệt độ trung bình tăng, băng tan, nước biển dâng và gia tăng thiên tai cực đoan đang làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến môi trường và các HST, đến đời sống và sản xuất của con người. Các báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74oC trong 100 năm qua (1906 – 2005) và những năm gần đây liên tục có những đợt nóng cực điểm. Độ axit của bề mặt đại dương đã tăng 26% kể từ cuộc cách mạng công nghiệp (1750) và trong ba thập kỷ gần đây, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt Trái đất đã liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850. Trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua. Ở Bắc bán cầu, giai đoạn từ 1983 đến 2012 là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong 1.400 năm qua.

Việt Nam được dự tính là một trong số rất ít quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH (Bộ TN&MT, 2010b). Ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm trong 50 năm qua đã tăng khoảng 0,5oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm và hiện tượng El-Nino, La-Nina tác động mạnh mẽ, thiên tai cực đoan gia tăng. Đặc biệt, hiện tượng hạn hán xảy ra ngày càng khốc liệt hơn, điển hình là đợt hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh Nam Trung bộ và hạn mặn mở rộng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hồi tháng 3, 4 năm 2016, gây thiệt hại khoảng 5.572 tỷ đồng.

Trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế vào khoảng 1,5% GDP, cao hơn so với khoảng 1% GDP đối với các nước có thu nhập trung bình, và khoảng 0,3% GDP đối với các nước có thu nhập thấp.

NBCA