Các kiểu, loại hình hệ sinh thái và sự phân bố trong Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát sở hữu một hệ sinh thái đa dạng, được hình thành và phát triển trên nền tảng của những điều kiện tự nhiên đặc biệt. Với sự kết hợp giữa rừng, đầm lầy, sông suối và đồng ruộng, vườn quốc gia này là một kho tàng sinh học phong phú, nơi có sự phân bố của nhiều loại hình sinh thái khác nhau. Các kiểu hệ sinh thái tại đây không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn có sự phân bố đặc trưng theo độ cao, độ ẩm và các yếu tố địa lý, tạo nên một bức tranh sinh thái phong phú và đa dạng. Việc nghiên cứu và phân loại các kiểu hệ sinh thái này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về môi trường tự nhiên mà còn đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững khu vực.

Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa

Chiều cao các loài cây trong tầng cao nhất theo kiểu này có thể đạt đến 20-25 m bao gồm các loài như Cầy, Trám, các loài Da Sung, các loài cây Dầu. Tầng thấp hơn bao gồm các loài có chiều cao trung bình hay cây bụi như cơm nguội, bằng lăng và một số cây nhỏ như Đủng đỉnh. Tầng thảm cỏ bao gồm các loài Ráng dương xỉ và một số cây chịu bóng.

Phần lớn trong kiểu rừng này có sự hiện diện của nhóm dây leo thân thảo và thân gỗ. Số lượng chúng tăng dần trong các kiểu rừng thứ sinh. Các loài phụ sinh trong kiểu này không hiếm bao gồm các  loài Dương xỉ, Lan.

Kiểu rừng sao dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa trên đất ferralit nông/cạn.

Kiểu rừng Sao Dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa phát triển trên đất phù sa nghèo với các độ sâu khác nhau. Tùy theo giới hạn của chúng mà phân ra kiểu rừng trên đất ferralit nông hay sâu. Trong kiểu đất nông độ sâu của tầng ferralit từ 1 – 1,5 m, trong khi đó kiểu đất sâu độ sâu của tầng feralit có thể đạt đến 2,5 – 4 m.

Loài Dầu trà chiếm ưu thế trong cả kiểu rừng Sao Dầu trên đất ferrralit ngập nước theo mùa. Tuy nhiên trên nền đất nông thì chiều cao cây chỉ đạt đến 6-8 m. Trong khi đó trên tầng đất dày có tầng tán rừng dày hơn và chiều cao cây Dầu này có thể đạt đến 15 – 20 m. Trên trảng cây bụi mở, thực vật thân cỏ là ưu thế trên kiểu rừng ưu thế họ Sao Dầu trên đất nông, trong khi đó trên tầng đất dày, có sự hiện diện của nhiều loài cỏ chịu bóng có chiều cao trung bình là chiếm ưu thế trong tầng thảm cỏ.

Tầng thảm cỏ bao gồm các loài Lau sậy và một số đại diện của họ loài Nepenthes geoffrayi, cũng được tìm thấy tại đây như là một loài thực vật ăn thịt với hình dạng lá đa dạng phong phú biến đổi thích nghi theo điều kiện môi trường.

Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước

Chiếm ưu thế họ Sao Dầu và Tràm và trảng ngập nước theo mùa thứ sinh ưu thế Tràm. Có nhiều kiểu rừng phát triển trên tầng đất ferralit nông và mỏng. Loài Dầu trà beng chiếm ưu thế hình thành một tầng tán rừng thưa:  Rải rác vài cây bụi đặc trưng, vài cây dầu trà đơn độc tiêu biểu cho kiểu rừng thứ sinh. Ngoài ra còn phải kể đến loài Thốt nốt – hiện nay cũng chưa xác định rõ nguồn gốc loài trước là cây trồng hay tự nhiên .

Trong tầng cây bụi, loài cây có thể còn đang xác định là loài mới và nhiều loài thuộc họ Apocynaceae  được xem như chiếm ưu thế trong tầng cây bụi. Ngoài ra, một nhóm cỏ hiếm gặp thuộc nhóm bán thủy sinh và mọc ven mép nước khá đặc biệt, tìm thấy nơi trũng ngập nước vào mùa mưa đó là các loài Utricularia. Nhóm cây ăn thịt, nhóm ký sinh và nhóm địa lan xuất hiện rất phổ biến trong kiểu thảm thực vật này cũng sẽ là đối tượng rất thú vị cho du lịch sinh thái. Vài loài dây leo thân thảo cũng có thể tìm thấy tại đây.

Trảng cỏ ngập nước theo mùa       

Trảng cỏ ngập nước theo mùa hình thành các hội đoàn  thực vật ngoài rìa trên nền đất ferralit thường có thời gian ngập lâu hơn các khu vưc khác, do vậy các loài cây bụi hay gỗ lớn không thể tồn tại được trong điều kiện này. Một số lượng lớn các loài cỏ thủy sinh, bán thủy sinh hay mọc ven bờ nước thường thấy xuất hiện.

Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối

Kiểu rừng thứ sinh cây bụi, trảng cỏ ngập nước ven sông, hoặc lòng suối xuất hiện ven bờ có chế độ ngập thường xuyên quanh năm. Các loài ưu thế hình thành tầng tán rừng khá dày bao gồm nhiều loài như Ficus sp. Trong khi đó các loài mọc dưới tán rừng là khá phổ biến. Trong kiểu này thường xuất hiện các hội đoàn Tre các loại mọc xen kẽ với các nhóm cây nhỏ có độ ưu thế đơn loài hay nhiều loài mọc thưa thớt. Bên cạnh đó các loài Ráng ưa ẩm và các loài cỏ mọc ven bờ nước, dây leo thân cỏ hay thân gỗ tiêu biểu cho thực vật ven bờ nước.

Các kiểu và loại hình hệ sinh thái tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát không chỉ phản ánh sự phong phú của thiên nhiên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và đa dạng của môi trường sống trong khu vực. Sự phân bố của các hệ sinh thái khác nhau, từ rừng nhiệt đới đến đầm lầy, từ sông suối đến đồng ruộng, tạo nên một bức tranh sinh thái hài hòa, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển của các loài sinh vật. Để bảo vệ và phát huy giá trị này, việc quản lý bền vững và nghiên cứu sâu hơn về các hệ sinh thái là cần thiết, góp phần vào công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển lâu dài của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát./.

NBCA