Các nhà nghiên cứu Úc có bước đột phá trong phát triển cây trồng chịu mặn

Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Timothy Colmer từ Đại học Tây Úc (UWA) đã đạt được bước đột phá có thể giúp sự phát triển trong tương lai của cây trồng trong các loại đất mặn trên toàn thế giới.

Nhóm của UWA cùng các đối tác nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT), nơi mà các nhà khoa học đặc biệt đã xem xét liệu có phải ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình sinh sản ở cây đậu xanh có liên quan với nồng độ ion trong các mô cụ thể hay không.

Người ta đã cho rằng sự tích tụ của các ion muối trong các cấu trúc sinh sản của cây đậu xanh chịu trách nhiệm cho sự nhạy cảm của nó đối với độ mặn. Tuy nhiên kết quả cho thấy rằng điều này là không chính xác.

Nhóm của UWA và ICRISAT đã phân tích các mô sinh sản đầu phát triển noãn và vỏ quả của giống đậu chịu mặn đã biết Genesis836 và giống nhạy cảm với độ mặn Rupali, sau đó làm thí nghiệm với các nồng độ khác nhau của natri clorua bón vào đất.

Theo Giáo sư Colmer, họ không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt về sự tích tụ sodium hoặc clorua trong các kiểu hình gen tương phản.

Xem thêm tại trang web của UWA.