Cây trồng biến đổi gen (GMC) được canh tác lần đầu tiên vào năm 1996, hiện nay các nước đang phát triển có diện tích giao trồng loại cây này lớn hơn các nước công nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và tiến tới xóa bỏ nghèo đói ở một số quốc gia thuộc khu vực châu Phi và châu Á.
Theo thông báo của ISAAA, năm 2012, diện tích gieo trồng cây trồng biến đổi gen ở các nước đang phát triển chiếm khoảng 52% diện tích trồng loại cây này trên toàn cầu, tăng 2% so với năm 2011. Năm 2012 cũng đánh dấu mức tăng kỷ lục 100 lần về diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen từ 1,7 triệu ha năm 1996 tăng lên 170 triệu ha năm 2012.
Các báo cáo viên đã cung cấp cho các đại biểu tham gia Hội thảo các thông tin mới, cập nhật về tình trạng thương mại hóa và triển vọng của cây trồng biến đổi gen. Các báo cáo đã cho thấy, vai trò quan trọng của việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen trong nông nghiệp và cây trồng biến đổi gen được nhận định là công nghệ cây trồng phát triển nhanh nhất trong lịch sử.
Với tốc độ tăng diện tích kỷ lục, các loại cây trồng này đã đóng góp cho an ninh lương thực, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu bằng cách tăng sản lượng cây trồng với trị giá khoảng 98 tỉ USD. Nhưng thành công của cây trồng CNSH không chỉ nằm ở giá trị kinh tế. Theo ISAAA, kỳ tích của các loại cây trồng biến đổi gene là tạo môi trường nông nghiệp sạch hơn khi tiết kiệm cho nông dân khoang 473 triệu kg thuốc trừ sâu. Riêng năm 2011, loại cây trồng này đã giảm lượng khí thải CO2 khoảng 23 tỉ kg (tương đường với khoảng 10 triệu xe ô tô lưu thông).
Tại Hội thảo, các đại biểu đã đã được nghe TS. James Clive- Chủ tich ISAAA chia sẻ triển vọng của các loại cây trồng biến đổi gen như: các giống ngô biến đổi gen chịu hạn được phép trồng tại Mỹ và lần đầu tiên, cây đậu tương mang tính trạng tổng hợp được trồng ở Brazil và các nước Nam Mỹ vào năm 2013. Gạo vàng tăng cường Vitamin A có thể được đưa ra vào canh tác vào mùa vụ 2013/2014 sau khi được phê duyệt tại Philippines.
Theo Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học