12-03-2014 trong chuyên mục Tin thế giới
Đăng ngàyCác nhà khoa học liên tục tìm kiếm các gien để đưa vào cây đậu tương nhằm cải thiện khả năng kháng bệnh, chịu hạn, tăng năng suất và các đặc tính quan trọng khác. Công cụ này được phát triển bởi các nhà khoa học Perry Cregan, Qijian và Charles Quigley tại Phòng thí nghiệm gien đậu tương ở Beltsville, thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS). Sử dụng công cụ mới, các nhà khoa học có thể thu thập thông tin di truyền chỉ trong ba ngày, trong khi trước đây cần tới hàng tuần để thu thập.
Công cụ có tên gọi SoySNP50K iSelect SNP BeadChip, là một mảnh thủy tinh có độ dài khoảng 3 inch với bề mặt khắc axit lưu giữ hàng nghìn mảnh đánh dấu ADN. Các mảnh đánh dấu có thể được sử dụng để mô tả đặc điểm bộ gien của phần lớn giống cây đậu tương.
Để tạo ra công cụ mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích và so sánh ADN của 6 cây đậu tương gieo trồng và hai cây đậu tương hoang dã để xác định các điểm đa hình đơn nucleotit (SNPs), một dạng đánh dấu phân tử được sử dụng phổ biến. Các nhà khoa học đã so sánh SNPs từ 8 cây đậu tương với trình tự giống cây trồng nổi tiếng và bắt kịp hàng nghìn chất đánh dấu gien để sử dụng như biển chỉ dẫn khi so sánh các gien của các cây đậu tương khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng chip để cấu hình 96 giống đậu tương hoang dã và 96 giống gieo trồng bằng cách so sánh gien SNP tương ứng, hoặc các dạng biến thể, tại mỗi 52.000 vị trí trên bộ gien đậu tương, như đã đăng ký trên chip. Các nhà nghiên cứu đã xác định các vùng gien đóng vai trò chủ chốt trong giống cây đậu tương thuần chủng. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trong tạp chí PLOS One.
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng chip để phân tích 18.484 cây đậu tương gieo trồng và 1.168 cây đậu tương hoang dã trong Bộ sưu tập mầm đậu tương của USDA ở Urbana, Ill., và đưa số liệu vào cơ sở dữ liệu gien đậu tương của ARS để phục vụ các nhà nhân giống và các nhà khoa học di truyền.
ARS là cơ quan nghiên cứu khoa học của USDA, và nghiên cứu này hỗ trợ ưu tiên thúc đẩy an ninh lương thực quốc tế của USDA.
Theo Science