CÔNG ƯỚC VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN CỦA THẾ GIỚI

Năm 1972, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây là Công ước quốc tế có ảnh hưởng sâu rộng, với gần 200 quốc gia thành viên nghiên cứu, áp dụng thực hiện. Tại Việt Nam, từ khi tham gia Công ước, đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng về nhận thức, lý luận và thực tiễn trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản thế giới. Trong đó, quần thể di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An – Ninh Bình là một biểu hiện sinh động cho những nỗ lực đó.

Công ước UNESCO 1972. Công ước quốc tế duy nhất kết hợp giữa việc bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Từ khi ra đời đến nay, sau 50 năm vẫn chưa thay đổi: Với 08 Chương, 38 Điều, đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng về Di sản Thế giới. Ví dụ như xác định các loại địa điểm tự nhiên hoặc văn hóa có thể được xem xét để ghi vào Danh sách Di sản Thế giới. Đặt ra nhiệm vụ của các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ, giữ gìn các di sản được vinh danh. Và thực hiện nghiên cứu khoa học, kỹ thuật để áp dụng các biện pháp giúp các Di sản tạo ra sinh kế cho người dân.

Việt Nam tham gia Công ước Di sản Thế giới từ năm 1987. Từ đó, hệ thống pháp luật về di sản văn hóa được xây dựng dần tiệm cận với tinh thần của Công ước, bộ máy quản lý di sản thế giới từ trung ương đến địa phương dần được củng cố, các nguồn lực để bảo vệ di sản thế giới được ưu tiên, huy động tối đa. Nhất là, các di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn trình UNESCO đưa vào Danh mục dự kiến và triển khai lập hồ sơ đề cử. Đến năm 2022, đã có 8 di sản được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới. Trong đó, Tràng An là di sản kép đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Tải văn bản