NGHỊ ĐỊNH THƯ CARTAGENA VỀ AN TOÀN SINH HỌC
Nghị định thư CARTAGENA về An toàn sinh học thuộc Công ước về Đa dạng sinh học, đã được hoàn thiện và thông qua tại Montreal, Canada ngày 29 tháng 01 năm 2000 trong Cuộc họp của các bên tham gia Công ước, với 170 thành viên và có hiệu lực từ ngày 11 tháng 9 năm 2003. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Nghị định thư kể từ ngày 19 tháng 4 năm 2004. Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao làm Cơ quan đầu mối quốc gia đối với Nghị định thư này.
Nghị định thư thiết lập những cam kết bắt buộc khác nhau mà tất cả các thành viên phải tuân thủ, trong đó có Việt Nam với tư cách là thành viên đang phát triển. Những cam kết quan trọng nhất bao gồm thủ tục thỏa thuận thông báo trước và thủ tục đối với các sinh vật biến đổi gen được dùng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc để chế biến (LMOs-FFP). Ngoài ra, cũng phải kể tới những cam kết khác liên quan đến vận chuyển các sinh vật biến đổi gen hoặc báo cáo các biện pháp được tiến hành để thực hiện Nghị định thư. Một số nghĩa vụ cụ thể cần thực hiện khi tham gia Nghị định thư gồm:
– Thủ tục Thoả thuận thông báo trước (AIA) để đảm bảo các thành viên có thể đưa ra quyết định được thông báo trước về việc nhập khẩu các sinh vật biến đổi gen vào lãnh thổ quốc gia mình để trực tiếp đưa vào môi trường.
– Thủ tục đối với các sinh vật biến đổi gen được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc để chế biến.
– Những yêu cầu về vận chuyển qua biên giới đối với các sinh vật biến đổi gen, theo Điều 18, các thành viên phải tiến hành hai loại biện pháp đối với việc vận chuyển qua biên giới các sinh vật biến đổi gen