Ban thư ký Đối tác bảo tồn chim di cư tuyến Úc - Đông Á (EAAFP)

Đối tác bảo tồn chim di cư tuyến Úc – Đông Á (EAAFP) là một sáng kiến tự nguyện nhằm mục tiêu bảo tồn các loài chim di trú và nơi sinh sống của chúng cũng như sinh kế của ngưới dân có liên quan.

Đường bay tuyến Úc – Đông Á là một trong 09 tuyến đường bay chính của chim di cư toàn cầu, trải dài từ Viễn Đông và Alaska của Nga, về phía nam qua Đông Á và Đông Nam Á, đến Úc và New Zealand bao gồm 22 quốc gia. Đường bay là nơi sinh sống của hơn 50 triệu loài chim nước di cư từ hơn 250 quần thể khác nhau, trong đó có 36 loài bị đe dọa toàn cầu. Trong quá trình di cư, chim nước di cư dựa vào một chuỗi môi trường sống màu mỡ để nghỉ ngơi và kiếm ăn, tạo đủ năng lượng để cung cấp cho giai đoạn tiếp theo của hành trình. Do đó, hợp tác quốc tế trên phạm vi di cư của chúng là vô cùng cần thiết để bảo tồn và bảo vệ các loài chim nước di cư và môi trường sống mà chúng phụ thuộc.

Đối tác Đường bay tuyến Úc – Đông Á (EAAFP) được là một sáng kiến do Chính phủ Nhật Bản và Úc, cùng với tổ chức Wetlands International đề xuất với tư cách là Đối tác (loại II) không chính thức và tự nguyện tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (năm 2002 tại Nam Phi). Các kế hoạch hành động và chiến lược của EAAFP được xây dựng dựa trên những thành tựu của Ủy ban bảo tồn chim nước di cư châu Á – Thái Bình Dương, Chiến lược bảo tồn các loài chim nước di cư châu Á – Thái Bình Dương (APMWCS) và Kế hoạch hành động đối với họ vịt, sếu và chim ven biển. đã tăng cường và hướng dẫn sự hợp tác, phối hợp quốc tế và các hoạt động để bảo tồn và bảo vệ môi trường sống quan trọng cho các loài chim nước di cư trên thế giới từ năm 1996. EAAFP cũng là một trong những sáng kiến khu vực quan trọng nhất thực hiện Công ước Ramsar.

Theo báo cáo của Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), tuyến đường bay Úc – Đông Á hiện nay có tổng số loài bị đe dọa và sắp bị đe dọa toàn cầu  lớn nhất trong số các đường bay trên thế giới với tỷ lệ suy giảm hàng năm của một số loài chim biển là 9%, và tỷ lệ đe dọa tuyệt chủng là gần 18%.

Việt Nam là một trong những mắt xích quan trọng, là một điểm dừng chân của nhiều loài chim di cư thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm có giá trị bảo tồn toàn cầu như rẽ mỏ thìa, cò trắng Trung Quốc… thuộc Mạng lưới Đường bay. Từ năm 2014, Việt Nam đã tham gia là thành viên của EAAFP. Đến nay EAAFP có 39 thành viên bao gồm 18 chính phủ, 6 cơ quan liên chính phủ, 13 tổ chức phi chính phủ, 1 tổ chức quốc tế và 1 tổ chức tư nhân.

Các nội dung hợp tác, phối hợp giữa Ban thư ký Đối tác bảo tồn chim di cư tuyến Úc – Đông Á (EAAFP) và Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (NBCA) trong 06 tháng đầu năm 2023 bao gồm:

  1. EAAFP tham gia Cuộc họp lần thứ 11 các bên tham gia EAAFP (MOP11) tại Brisbane, Úc. Thảo luận với các tổ chức, đối tác về hợp tác bảo tồn chim di cư trong khuôn khổ EAAFP.
  2. EAAFP phối hợp NBCA cử đại diện Việt Nam tham dự Nhóm công tác về chim di cư ven bờ biển.

https://www.eaaflyway.net/