Đối tác
Ban thư ký Đối tác các khu bảo tồn Châu Á (APAP)
Đối tác các Khu bảo tồn Châu Á (APAP) được thành lập nhằm thúc đẩy hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn ở châu Á, phù hợp với Khung hành động Sendai về Giảm thiểu rủi ro thiên tai và hỗ trợ các quốc gia và khu vực thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học.
APAP thực hiện mục tiêu trên thông qua các ưu tiên sau:
- Thúc đẩy các thực tiễn tốt nhất và các giải pháp sáng tạo để giải quyết những thách thức mà các khu bảo tồn trong khu vực phải đối mặt, thông qua chia sẻ kiến thức và xây dựng năng lực;
- Tăng cường hợp tác xuyên biên giới và khu vực;
- Nâng cao nhận thức về các lợi ích của các khu bảo tồn ở châu Á, cả trong và ngoài khu vực.
Công việc của APAP tập trung vào ba lĩnh vực: (1) chia sẻ kiến thức và xây dựng năng lực, (2) hợp tác xuyên biên giới và khu vực và (3) nâng cao nhận thức và vận động chính sách.
Các hoạt động trọng tâm của từng lĩnh vực như sau:
(1) Chia sẻ kiến thức và xây dựng năng lực
+ Khuyến khích cộng đồng sóng các khu bảo tồn trong khu vực chia sẻ những thực tiễn tốt nhất
+ Tổ chức các khóa đào tạo và phát triển năng lực, hợp tác với các cơ quan về khu bảo tồn trên thế giới, Ủy ban Thế giới về các Khu bảo tồn (WCPA), các cơ sở học thuật và đào tạo cũng như các tổ chức khác.
+ Thúc đẩy khả năng tiếp cận thông tin và hướng dẫn về khu bảo tồn.
(2) Hợp tác xuyên biên giới và khu vực
+ Tổ chức các cơ hội chia sẻ kinh nghiệm để các thành viên APAP học hỏi thông qua các hợp tác xuyên biên giới.
+ Tổ chức các hội thảo, đào tạo về các phương pháp tiếp cận xuyên biên giới trong quản lý khu bảo tồn.
+ Phổ biến rộng rãi Hướng dẫn thực hành tốt nhất của WCPA về các khu bảo tồn xuyên biên giới.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại giữa các quốc gia mong muốn khám phá tiềm năng hợp tác xuyên biên giới.
+ Hỗ trợ xây dựng các đề xuất tài trợ cho các dự án và sáng kiến xuyên biên giới/khu vực cụ thể.
(3) Nâng cao nhận thức và vận động
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu nêu bật lợi ích kinh tế và các lợi ích khác của các khu bảo tồn, đồng thời giúp đảm bảo rằng các kết quả được phổ biến rộng rãi.
+ Tăng cường tiếng nói của cộng đồng các khu bảo tồn châu Á tại các diễn đàn chính sách khu vực và toàn cầu như Công ước về Đa dạng sinh học.
Các nội dung hợp tác, phối hợp giữa Ban thư ký Đối tác các khu bảo tồn Châu Á và Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (NBCA) trong 06 tháng đầu năm 2023 bao gồm:
1. Ban thư ký Đối tác các khu bảo tồn Châu Á (APAP) phối hợp NBCA tham gia Diễn đàn Đối tác lần thứ 7 được tổ chức tại Ấn Độ vào tháng 4 năm 2023 nhằm thảo luận các can thiệp/đóng góp của APAP góp phần thực hiện Khung Chiến lược Đa dạng sinh học toàn cầu GBF được thông qua tháng 12 năm 2022.