KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN (DTSQ) THẾ GIỚI MIỀN TÂY NGHỆ AN

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ: Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới miền Tây Nghệ An

Năm công nhận Khu DTSQ thế giới: Ngày 18/9/2007

Địa chỉ của Ban Quản lý: 129 Lê Hồng Phong, Thành phố Vinh, Nghệ An. Điện thoại: 0238 3686 968; Email: sinhquyennghean@gmail.com; website: sinhquyennghean.com.vn

Tọa độ: Kinh độ Đông: 103.874663 – 105.502067; Vĩ độ Bắc: 18.578815 – 19.995825.

Tổng diện tích Khu DTSQ miền Tây Nghệ An là 1.299.795 ha, phạm vị thuộc địa giới hành chính của 9 huyện miền Tây  Nghệ An gồm: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp.  trong đó:

-Vùng lõi: Diện tích 168.301ha, bao gồm: Vườn Quốc gia Pù Mát và 2 Khu BTTN Pù Huống và Pù Hoạt thuộc 5 huyện: Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, và Tương Dương. Vùng này được thiết lập có tính chất lâu dài nhằm bảo tồn đa dạng loại, các cảnh quan, hệ sinh thái. Vùng lõi Khu DTSQ miền Tây Nghệ An chính là vùng lõi của 4 khu rừng đặc dụng Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt và rừng Săng lẻ Tam Đình, Tương Dương. Ba vùng lõi này được quản lý theo quy chế quản lý rừng đặc dụng. Tại vùng lõi nghiêm cấm các tác động tiêu cực, xâm hại của con người; một số hoạt động khai thác truyền thông hoặc giải trí bền vững có thể được phép diễn ra để tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương và phát triển những hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa. Vùng lõi được sử dụng chủ yếu vào các hoạt động nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học và đào tạo, giáo dục môi trường. Các hoạt động khác sẽ được tiến hành ngoài vùng lõi, như vậy sẽ đảm bảo được sự phát triển lâu dài. Tại vùng lõi Khu DTSQ các hành vi, hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng, tài nguyên biển, đa dạng sinh học đều bị nghiêm cấm và xử lý các vi phạm theo quy định.

– Vùng đệm : Diện tích 608.547ha, dân số 314.207 người, thuộc 8 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Thanh Chương, và Tương Dương. Đây là vùng nằm bao quanh hoặc tiếp giáp với vùng lõi, các hoạt động ở vùng đệm được quản lý để giúp cho vùng lõi nhằm không làm tổn hại đến mục đích bảo tồn vùng lõi. Ở vùng đệm vẫn duy trì các hoạt động nhằm nâng cao năng suất, sản lượng thu hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản mà vẫn bảo tồn được các quá trình tự nhiên và đa dạng sinh học. Các thí nghiệm khoa học cũng được thực hiện ở vùng đệm nhằm khôi phục lại các hệ sinh thái đã xuống cấp. Đây cũng là nơi cung cấp địa điểm lý tưởng cho giáo dục, đào tạo, du lịch và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến mục đích bảo tồn trong vùng lõi.

Vùng đệm được phép triển khai các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, giải trí và kinh tế – xã hội, văn hóa…nhưng các hoạt động này không được gây ảnh hưởng tới mục đích bảo tồn của vùng lõi. Đất của vùng đệm có thể được sử dụng trong hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, nuôi trồng, nông lâm nghiệp, xây dựng các khu du lịch sinh thái… Một trong các hoạt động ưu tiên của vùng này là tăng cường công tác khuyến nông, cải tiến và nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán lạc hậu, xây dựng các mô hình nông lâm ; nông – lâm – ngư kết hợp. Tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có điều kiện giao lưu, học tập kinh nghiệm sản xuất của các vùng, miền có điều kiện canh tác tương tự ở trong và ngoài tỉnh.

Việc khai thác tiềm năng của vùng đệm cần phải được quản lý chặt chẽ, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, thu hẹp sinh cảnh của các loài động, thực vật.

– Vùng chuyển tiếp : Diện tích 522.947ha, dân số 611.869 người, thuộc địa giới hành chính các huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, và Tương Dương.

Logo của Khu DTSQTG

Biểu tượng của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An được UBND tỉnh Nghệ An công nhận theo Công văn số 9983/UBND-NN ngày 30/12/2014; và được Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận số 3865/2015/QTG ngày 08/9/2015.

Với bố cục hình tròn viên mãn, chữ và hình ảnh trên logo gồm:

– Chữ (Tiếng Việt và Tiếng Anh) bố trí vòng ngoài: “Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An”.

– Hình ảnh gồm các yếu tố: Đa dạng sinh học (Cây sa mu dầu, sao la, đỉnh núi Pù Mát), đa dạng văn hóa (nhà sàn người Thái); cảnh quan (thác nước, sông, suối) đảm bảo hài hòa về kết cấu và màu sắc.

2. Tổ chức quản lý KDTSQ

3. Các giá trị đa dạng sinh học nổi bật

1. Đa dạng hệ sinh thái

Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An có hệ sinh thái rất đa dạng gồm các hệ sinh thái rừng, các hệ sinh thái nước ngọt như sông ngòi, lòng hồ… Về hệ sinh thái có 12 hệ với kiểu đặc trưng chủ đạo là rừng kín thường xanh nhiệt đới gió mùa.

1) Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, núi cao, hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, phân bố ở độ cao trên 1500m.

Trong kiểu rừng này có nhiều loại thực vật quý hiếm và đặc hữu. Về mặt khoa học đây là kiểu rừng có giá trị lớn nhất về đa dạng thực vật, xuất hiện nhiều loài thực vật cổ xưa như Pơ Mu, Sa Mu, Bách xanh, Kim giao…

Trong kiểu rừng này đã phát hiện nhiều cây Sa Mu cổ thụ tại Pù Mát, Pù Hoạt cao to nhất Việt Nam trong đó có cây Sa Mu dầu đường kính 4,9 mét, cao 70m là cây di sản Việt Nam, được xếp vào top 10 cây gỗ to nhất thế giới.

Tại Vườn quốc gia Pù Mát, kiểu rừng này có thành phần thực vật với các họ Dẻ, họ dâu tằm, họ Nguyệt Quế và họ Mộc Lan. Đặc biệt cây lá kim – thực vật hạt trần tham gia trong tổ thành có các loài: Pơ Mu, Sa Mu dầu…Tầng thứ của rừng là 5 tầng, tầng cây trội với các họ Mộc lan và Re có chiều cao trung bình khoảng 30 m, tầng ưu thế sinh thái cao khoảng 25m với các loại cây thuộc họ Dẻ, tầng dưới tán rừng chiều cao trung bình 15m, hai tầng dưới gồm cây bụi với chiều cao trung bình khoảng 6m và tầng dưới cùng là tầng thảm cỏ cao 1-2m. Loại cây thường gặp quý hiểm: Pơ mu, Sa Mu dầu, Hoàng đàn giả, Thông lông gà, Kim giao, Thông tre.

Tại Khu BTTN Pù Huống thực vật ưu thế là các họ Long não, Dẻ, Chè, Nhân sâm, Thích, Hoa hồng… các họ hạt trần là Hoàng đàn, Bụt mọc, Kim giao…với các loại điển hình như Re, Chắp, Giẻ… Đặc biệt cây lá kim thực vật hạt trần tham gia trong tổ thành có các loài: Pơ mu, Sa mộc dầu. Rừng chia thành 3 tầng, tầng ưu thế sinh thái tạo thành tán rừng với các loại cây lá rộng với các loại lá kim.

Tại Khu BTTN Pù Hoạt: Kiểu rừng này ít bị tác động, tính nguyên sinh còn cao. Thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng, cây lá kim có một số loài tầm vóc to lớn nhưng mật độ sinh khối không vượt quá 30%. Tầng cây gỗ nhỏ và cây tái sinh với các loại của họ Ngũ gia bì như các loài Chân chim, Đu đủ rừng, Thụ sâm, họ Ba mảnh vỏ, họ cà phê với cây tái sinh của tầng ưu thế có mật độ khoảng 6000 cây/ha.

Kiểu phụ rừng lùn: Xuất hiện tại nhiều khu vực có độ cao tuyệt đối trên 1.500 mét. Tại VQG Pù Mát phân bố trên 1500 mét trên các giông và chỏm núi dốc có đá nổi. Tại Khu BTTN Pù Huống phân bổ ở đỉnh tam giác Pù Huống, thực vật điển hình là Đỗ Quyên, Sơn Liễu, Truông treo. Tầng rừng chỉ cao không quá 5 mét, đường kính cây gỗ nhở dưới 30 cm, cây gỗ nhỏ lá cứng. Tầng thảm mục chưa phân hóa, luôn có mây che phủ, ẩm ướt và lạnh. Tại Khu BTTN Pù Hoạt rừng lùn xuất hiện độ cao trên 2300 mét của đỉnh Pù Hoạt.

2) Rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới núi trung bình, cây lá rộng là chủ yếu, phân bố ở độ cao 900 – 1500 mét.

Trong kiểu rừng này chiếm tuyệt đại đa số là các loại cây lá rộng. Kiểu rừng này là đối tượng bảo tồn gen và nghiên cứu đa dạng sinh học lý tưởng.

Thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng với các loại tiêu biểu các họ sau: Họ Giẻ, Họ Xoan. Tầng vượt tán gồm các loại: Chò chỉ, Thung, Sến Mật…Tầng ưu thế sinh thái có các loài: Táu Muối, Sến Mật, Lát, Nhọc, Gội, Thị rừng, Đinh, Trâm, Giổi, Re, Dẻ, Sồi. Tầng dưới tán bao gồm các loài như Nen, Chẩn, Nàng hai, Mãi táp, Máu chó, Bời lời, Chân chim, Bưởi Bung, Sâng đất. Tầng cỏ quyết có Dương xỉ, Cỏ ráy, Thiên niên kiện, Hương Bài, Mây, Song, Lá dong, Lụi, Lá Nón. Cây lá kim có Thông tre, Kim giao.

3) Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, núi thấp, phân bố ở độ cao dưới 900 mét

Kiểu rừng này phần lớn đã bị tác động ở các mức độ khác nhau, nhất là ngoài phạm vi vùng lõi các khu rừng đặc dụng. Kết cấu tự nhiên của rừng bị phá vỡ, nhiều loại thực vật quý hiếm và có giá trị kinh tế đã bị khai thác, thay vào đó các loại cây ưa sáng, mọc nhanh kém giá trị kinh tế.

Tại VQG Pù Mát: Kiểu rừng này phân bố trên tất cả các xã trong Vườn quốc gia. Rừng có thành phần loài gồm các ưu hợp của họ Cỏ, họ Cúc, họ Cà phê và họ Đậu. Cấu trúc tầng thứ của rừng có 5 tầng, đặc điểm về mật độ của rừng không lớn do rừng đã qua khai thác chọn. Đối với những lâm phần rừng mới phục hồi sau nương rẫy, cấu trúc tầng thứ và loài cây đơn giản hơn với những loài cây ưu thế tiên phong như các loài Hu đay, Ba soi.

Tại Khu BTTN Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt: Kiểu rừng này do sự chi phối của địa hình nên thảm thực vật không đồng đều với nhiều họ và nhiều đại diện ưa sáng của các họ Thầu dầu, Sim, Xoan, Dâu tằm, Vang, Thị, Re, Dẻ, Côm. Rừng chia 3 tầng, tầng ưu thế sunh thái tạo thành tán rừng với các loài điển hình Chẹo, Bứa, Vạng trứng, Lim xẹt, Mọ, Muồng, Đa, Mãi táp, Ngát, Côm, Bời lời, Chắp. Tầng dưới tán có nhiều loài và thay đổi theo địa hình, chủ yếu có các họ Thầu Dầu, họ Cam, họ Đay, họ Vang, họ Cà Phê. Tầng có quyết có các loài Dương xỉ, Cọ, Lụi, Giang, Lá Nón, Lá Khôi, Trọng đũa, Lấu.

4) Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa trên núi đá vôi

Tại VQG Pù Mát: Hệ sinh thái này không liên tục mà phân bổ rải rác trong khu vực, ở đây có nhiều hang động là nơi cư trú, sinh sống của các loài thú, các loài Linh trưởng và ưu thế của các loài thực vật như Nghiến, Mạy tèo, Ô rô.

Tại Khu BTTN Pù Huống: Kiểu rừng này có diện tích 523,5 ha, phân bố ở các xã Bình Chuẩn, Nga My và Xiêng My. Thành phần chủ yếu là các họ Xoan, Dâu tằm, Bồ hòn, Côm, Dẻ, Thị và thực vật chỉ thị núi đá như Mạy tèo, Ô rô, Nghiến, Đại phong tử, Dâu da xoan.

Tại Khu BTTN Pù Hoạt: Nằm trong vành đai rừng lá rộng thường xanh núi thấp, độ cao dưới 800 mét phát triển trên núi đá vôi phân bố ở xã Thông Thụ phía Bắc Sông Chu và một diện tích nhỏ, rải rác ở Pù Pha nhà và Pù Ca tũn. Rừng thường chia làm 3 tầng.

5) Kiểu rừng hỗn giao gỗ – tre nứa

Kiểu rừng này phân bố rải rác ở độ cao dưới 1.200m dọc theo các suối và gần bản làng, được hình thành sau khai thác kiệt. Cấu trúc tầng thứ của rừng gồm 2 tầng chính: Tầng ưu thế sinh thái cao trung bình khoảng 13 m đến 15 m với các loại họ Dẻ, họ Dâu tằm, họ Đậu và họ Tre, Nứa. Tầng dưới là thảm tươi với các loài Chuối, Lá Dong và Cỏ các loại.

Rừng tre Nứa xuất hiện sau nương rẫy bỏ hoang hóa lâu ngày với các loài Nứa, Lùng, Giang mọc vào các khoảng trống tạo nên kiểu rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Thành phần cây gỗ phức tạp chủ yếu là các loài cây gỗ nhóm 5 đến nhóm 8.

6) Kiểu rừng Tre Nứa

Tại Vườn quốc gia Pù Mát: Kiểu này phân bố ven hệ thống suối vì đất ở đó ẩm và còn tốt. Rừng Nứa phân bố theo bụi với cấu trúc 2 tầng chủ yếu. Tầng rừng chính là loài cây Nứa cao trung bình từ 6 đến 10 m. Tầng dưới là thảm tươi với các loài cây Dương xỉ và lá Dong cao khoảng 1 m đến 2 m.

Tại Khu BTTN Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt: Kiểu rừng này phân bố giang, nứa phát triển hầu như thuần loài, nứa tép phát triển trên một số nương rẫy bị bỏ hoang lâu ngày hoặc do người dân khai thác quá mức, rừng lác đác có một số cây gỗ như Dẻ gai, Lim xẹt, Đa quả xanh, Ngát. Đa phần các loại thực vật cây gỗ là cây cong quẹ, sâu bệnh.

7) Trảng cây bụi và trảng cỏ.

Kiểu quần lạc này có nguồn gốc từ nương rẫy cũ đã bỏ hoang hóa lâu ngày. Phân bố ở độ cao dưới 900m trở xuống. Tổ thành loài ưu thế là Thành ngạnh, Thẩu tấu, Me rừng.

Ngoài một số cây gỗ có kích thước nhỏ như Ba soi lông, Ba bét, Lá nến, Hu… thảm thực vật cây bụi Mua, Bồ cu vẽ, Thảo quyết minh, Ké hoa vàng; thảm cỏ có Cỏ tranh, Lau,, Chít, Cỏ may…nhìn chung đất đã bị xói mòn mạnh và bắt đầu thoái hóa.

8) Hệ sinh thái rừng trồng

Hầu hết là rừng thuần loại được trồng chủ yếu cho mục tiêu kinh tế kết hợp phòng hộ bao gồm các loài cây sau đây: Keo các loại, Mỡ, Lát Hoa, Quế, Tre mét, Xoan đâu.

9) Hệ sinh thái có nước: Ao hồ, sông suối

Hệ sinh thái này rất nhỏ về diện tích, không liên tục, bị đứt quãng, tập trung chủ yếu dọc các suối nhỏ bắt nguồn từ chân các núi cao, các thung lũng, rất ít nước về mùa khô và nằm sát nơi dân cư, ruộng lúa nước. Trong hệ sinh thái này rất nghèo các loài động vật sống dưới nước trừ một số hồ nuôi cá. Thực vật có các loài phổ biển như Dành dành, Kháo suối, Rù rì, Dấp cá, Ngổ om và Rong suối.

10) Hệ sinh thái Vườn rừng – nương rẫy

Hệ sinh thái Vườn rừng – nương rẫy trong Khu DTSQ thường phân bố gần làng bản, tạo nên các vườn rừng kết hợp sản xuất nông lâm và đất làm rẫy luân canh. Cây lâm nghiệp chủ yếu là cây trồng và có thể cây rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ, một số nơi được xen canh cây nông nghiệp ngắn ngày như Ngô, Sắn. Một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế và thương mại như Mít, Dứa, Xoài, Đu Đủ….

11) Hệ sinh thái đồng ruộng lúa nước và hoa màu cây nông nghiệp

Một số diện tích không lớn được sử dụng trồng lúa nước, thường được bố trí gần nguồn nước, sông suối do đồng bào dân tộc người Thái và người Kinh phát triển đi liền với quá trình tái định cư. Các loài cây trồng chủ yếu là Lúa nước, Ngô, Lạc, Đậu, Khoai, Sắn…

12) Hệ sinh thái làng bản

Hệ sinh thái làng bản phân bố rải rác trong rừng đặc dụng, nhưng chủ yếu nằm ở thung lũng, chân các dải núi đất nơi có các mó nước và có đất để canh tác. Trong hệ sinh thái làng xóm, người dân chăn nuôi Trâu, Bò, Dê, Lợn, Chó, Gà, Vịt…và trồng nhiều loài cây như Nhãn, Vải, Cam, Chanh, Mía, Ổi…

 2.Đa dạng loài

1) Đa dạng các loài thực vật: Qua quá trình tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An đã xác định được 3.091 loài thuộc 204 họ, 6 ngành thực vật có mạch. Riêng Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Pù Mát có tới 2.599 loài, 493 chi, 204 họ, 6 ngành. Các loại thực vật quý hiếm đã xác định được 95 loài cần ưu tiên bảo tồn. Trong đó có 81 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam(2007), gồm 29 loài nguy cấp và 50 loài gần nguy cấp và 2 loài rất nguy cấp, có 22 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 14 loài trong IUCN-2012.

2) Đa dạng các loài động vật

Từ nhiều kết quả nghiên cứu, đã xác định được Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có 942 loài động vật có xương sống; 31 loài động vật không xương sống có, 54 loại động vật nổi, 29 loại động vật đáy,… Trong đó, riêng khu hệ thú là đa dạng nhất của khu vực Bắc Trung Bộ với 175 loài, tập trung chủ yếu ở Vườn quốc gia và các Khu BTTN. Số lượng các loài thú nguy cấp, quý hiểm Khu DTSQ miền Tây Nghệ An được xác định gồm 51 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2016) và Nghị định 32/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, trong đó 3 vùng lõi có 26 loài có mặt ( chiếm 51% tổng số loài thú nguy cấp, quý hiếm). Về thành phần loại chim đã xác định được ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có 443 loài, số lượng các loài chim nguy cấp, quý hiếm đã xác định gồm 20 loài. Nhóm Lưỡng cư, Bò sát có 170 loài, 24 họ, 4 bộ, trong đó lớp Lưỡng cư có 72 loài, 8 họ, 2 bộ, và lớp Bò sát, có 98 loài, 16 họ, 2 bộ, trong đó có 30 loài Bò sát và Lưỡng cư nguy cấp, quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

4. Các giá trị văn hóa nổi bật

1. Dân tộc

Theo niên giám thống kê năm 2014 Dân số trong vùng 9 huyện Khu DTSQ miền Tây Nghệ An là 900.289 người.

Trong vùng Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có 6 dân tộc gồm: Kinh, Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu. Đồng bào dân tộc thiếu số tập trung chủ yếu ở các huyện núi cao: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp và một số bộ phận sống ở các huyện vùng núi thấp Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn.

Các cộng đồng DTTS trong các khu rừng đặc dụng gồm có đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú, Thổ, Mông, Ơ Đu và tộc người Đan Lai. Đặc điểm đặc trưng các truyền thống văn hóa bản địa là truyền thống văn hóa dân tộc Thái (định cư lâu đời nhất). Các dân tộc Khơ Mú, Mông định cư muộn hơn, ảnh hưởng bản địa đan xen.

Phương thức canh tác truyền thống là sản xuất lúa nước, canh tác đất dốc, canh tác nương rẫy, vườn nhà tự cấp, đánh bắt cá trên sông.

Về văn hóa truyền thống: Là một trung tâm định cư lâu đời của dân tộc Thái (dòng Man Thanh) với nền văn hóa lâu đời, giàu bản sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trong vùng. Có di sản văn hóa dân tộc bản địa Ơ Đu gắn với địa vực cổ đại Ơ Đu ở vùng Nậm Sơn Sông Cả.

Sinh kế và đói nghèo: Thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Nghệ An mặc dầu đã được cải thiện nhiều so với trước đây song đời sống của người dân vẫn còn nghèo, chậm phát triển, nhất là tại các bản vùng cao, vùng sâu. Bảo tồn các giá trị thiên nhiên và các giá trị văn hóa nhân văn của liên khu bảo tồn Pù Hoạt – Pù Huống – Pù Mát sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của tổng hợp bảo tồn vùng đầu nguồn lực Sông Cả miền núi phía Tây Nghệ An.

2. Giá trị văn hóa nổi bật

Sự đa dạng và đậm đà bản sắc văn hóa của các nhóm dân tộc thiếu số là đặc trưng lớn nhất và là niềm tự hào của miền Tây Nghệ An. Đây là miền đất, ngôi nhà chung của 6 dân tộc anh em sinh sống lâu đời và hiện vẫn lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo và các di tích lịch sử – văn hóa quan trọng gắn với quá trình phát triển. Nhiều phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục, kiến trúc nhà sàn,… mang đậm nét văn hóa bản địa bản đặc sắc.

Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có 811 di tích danh thắng; 88 di tích xếp hạng 01 di tích cấp quốc gia đạc biệt, 20 di tích cấp quốc gia và 67 di tích danh thắng cấp Tỉnh.

Trong vùng Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có các lễ hội đặc trưng sau: Lễ hội Hang Bua, lễ hội Môn Sơn, lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội đền Chín Gian, lễ hội đền Vạn Cửa Rào, lễ hội Pựn Pang – Nang My, lễ hội uống nước nhớ nguồn tại Nghĩa trang hữu nghị Việt – Lào,…

5. Một số hoạt động/mô hình phát triển KT-XH nổi bật

* Mô hình Tổng đội TNXP 9 Nghệ An

Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Quyết định số 81/QĐ.UBND ngày 26/9/2005 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Tổng đội TNXP 9 Nghệ An;

Quyết định số 6487/QĐ.UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Nghệ An, về việc phê duyệt phương án tổ chức lại Tổng đội TNXP 9 Nghệ An để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp biên giới Tam Hợp, tỉnh Nghệ An.

Căn cứ Quyết định số 6487/QĐ.UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Nghệ An, về việc phê duyệt phương án tổ chức lại Tổng đội TNXP 9 Nghệ An, nhiệm vụ của đơn vị gồm:

* Nhiệm vụ chính

Kết hợp với Ban quản lý dự án Làng TNLN biên giới Tam Hợp trực tiếp thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Làng TNLN biên giới Tam Hợp, tỉnh Nghệ An; góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân cư và tham gia giữ gìn an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.;

Tổ chức sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn;

Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đội viên TNXP;

* Các hoạt động sản xuất

– Lĩnh vực. Lâm nghiệp:

Tổng diện tích rừng tự nhiên đơn vị quản lý là 4.124 ha, bao gồm: Diện tích rừng giao khoán cho lực lượng chuyên trách 1.944,13 ha, dịch vụ môi trường rừng là 788,53 ha diện tích 30a là 1.371 ha, đã giao khoán đến tận hộ đảm bảo đạt 100% so với chỉ tiêu kế hoạch;

Hàng năm, đơn vị tổ chức triển khai công tác khoanh nuôi, bảo vệ  rừng, tuyên truyền công tác BVR&PCCCR tốt; tổ chức ký cam kết; ngoài ra đơn vị còn phối kết hợp với UBND xã và Kiểm lâm địa bàn, các chủ rừng tuần tra BVR thường xuyên. Công tác giải phóng các lán trại làm tạm trong rừng để khai thác lâm sản được làm quyết liệt tuyên truyền vận động các hộ ra khỏi khu vực rừng phòng hộ.

–  Nông nghiệp:

Về sản xuất nghệ:

Triển khai cung cấp giống, kỹ thuật và thu mua 100% sản phẩm nghệ, tìm kiếm thi trường bán củ nghệ tươi và chế biến tinh bột nghệ đỏ cho cho đồng bào các dân tộc tại xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Trung bình mỗi năm chế biến và tiêu thụ 230 tấn sản phẩm; thu mua hết, không để tồn đọng tại các hộ gia đình trong vùng, chế biến sản phẩm đảm bảo chất lượng, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, đưa sản phẩm ra thị trường.

Về sản xuất rau màu:

Trên diện tích 1 ha, hàng năm cho sản lượng 3 tấn, thu về 60 triệu đồng. Xét về mặt kinh tế thì giá trị thu được không lớn nhưng  nó có ý nghĩa rất lơn trong việc tạo ra mô hình để nhân rộng ra cộng đồng các dân tộc tại địa phương.

Về Sản xuất lúa 2 vụ

Đơn vị đã tuyên truyền vận động chuyển đổi đưa giống lúa mới vào sản xuất 2 vụ (NA2). Đây là một trong những mô hình thành công nhất từ trước đến nay mà Đơn vị đã làm được với diện tích gần 6 ha trong đó: bản Huồi Sơn diện tích 3,2 ha và bản Xốp Nặm diện tích 2,5 ha. Vì khi thực hiện mô hình sản xuất xuất lúa hai vụ thì nhân dân không muốn thực hiện, ngại tiếp cận cái mới:

Việc thực hiện thành công một năm hai vụ lúa không những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về xã hội như:

+ Tạo công ăn việc làm cho bà con nhân dân bản Huồi Sơn, Xốp Nặm;

+ Tăng thu nhập cho nhân dân, vì không những có lúa đủ ăn mà còn có bán ra thị trường;

+ Hạn chế việc đốt nương làm rẫy, chống việc chặt phá rừng, lấn chiếm vào rùng cấm.

+ Hạn chế các tệ nạn xã hội

+ Chống di dịch cư trái phép

+ Chăn nuôi:

Tận dụng hệ thống nhà xưởng, lò sấy nhiệt trong dây chuyền sản xuất tinh bột nghệ, đơn vị đầu tư mua máy ép viên để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm từ đó giảm bớt công lao động cho cán bộ, đội viên. 

Việc xây dựng mô hình chăn nuôi gà đen, lợn đen, vit bầu đặc sản của địa phương  đạt hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu con giống tại chổ để cung cấp cho bà con nhân dân trên địa bàn huyện Tương Dương.

Sản lượng bình quân các năm cụ thể như sau:

– Gà đen sinh sản (bố mẹ) 500  con

– Gà đen thương phẩm: 4.000 con

– Lợn rừng sinh sản (bố mẹ): 15 con

– Lợn rừng thương phẩm: 120 con

– Vịt bầu: 800 con

– Vịt đẻ: 100 con

– Ngan: 100 con    

Bên cạnh đó, đơn vị đã ký cam kết với UBND xã Tam Hợp và UBND huyện Tương Dương về việc cung cấp con giống, kỹ thuật chăm sóc trong thời gian tới với chất lượng tốt nhất cho cộng đồng tại địa phương.

– Chế biến:

Về chế biến nghệ:

Tổng sản lượng mua gần 230 tấn X 4.500 đ/kg = 1.035.000.000 đồng

Đơn vị chế biến tại chổ 230 tấn. Sản phẩm tinh bột nghệ đã có giấy chứng nhận tiêu chuẩn  OCOP 3 sao. Để từng bước nâng cao giá trị của các sản phẩm, từ năm 2021 đơn vị phối hợp với các ban ngành cấp huyện Tương Dương đang xây dựng sản phẩm viên hoàn nghệ, gà đen đạt tiêu chuẩn OCOP, ngoài ra đơn vị thu mua và chế biến một số nông sản bà con nhân dân làm ra như: sắn, quả chuối rừng sây khô …

Về chế biến thức ăn chăn nuôi:

Đơn vị tiến hành thu mua các nông sản của nhân dân như: Lúa, ngô, sắn… để chế biến thức ăn. Mỗi năm chế biến được trung bình 4 tấn cám viên với chất ượng tốt để phục vụ cho chăn nuôi tại Đơn vị và phục vụ nhu cầu chăn nuôi của nhân dân trong vùng.

5. Một số hoạt động/mô hình phát triển KT-XH nổi bật

* Mô hình Tổng đội TNXP 9 Nghệ An

Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Quyết định số 81/QĐ.UBND ngày 26/9/2005 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Tổng đội TNXP 9 Nghệ An;

Quyết định số 6487/QĐ.UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Nghệ An, về việc phê duyệt phương án tổ chức lại Tổng đội TNXP 9 Nghệ An để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp biên giới Tam Hợp, tỉnh Nghệ An.

Căn cứ Quyết định số 6487/QĐ.UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Nghệ An, về việc phê duyệt phương án tổ chức lại Tổng đội TNXP 9 Nghệ An, nhiệm vụ của đơn vị gồm:

* Nhiệm vụ chính

Kết hợp với Ban quản lý dự án Làng TNLN biên giới Tam Hợp trực tiếp thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Làng TNLN biên giới Tam Hợp, tỉnh Nghệ An; góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân cư và tham gia giữ gìn an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.;

Tổ chức sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn;

Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đội viên TNXP;

* Các hoạt động sản xuất

– Lĩnh vực. Lâm nghiệp:

Tổng diện tích rừng tự nhiên đơn vị quản lý là 4.124 ha, bao gồm: Diện tích rừng giao khoán cho lực lượng chuyên trách 1.944,13 ha, dịch vụ môi trường rừng là 788,53 ha diện tích 30a là 1.371 ha, đã giao khoán đến tận hộ đảm bảo đạt 100% so với chỉ tiêu kế hoạch;

Hàng năm, đơn vị tổ chức triển khai công tác khoanh nuôi, bảo vệ  rừng, tuyên truyền công tác BVR&PCCCR tốt; tổ chức ký cam kết; ngoài ra đơn vị còn phối kết hợp với UBND xã và Kiểm lâm địa bàn, các chủ rừng tuần tra BVR thường xuyên. Công tác giải phóng các lán trại làm tạm trong rừng để khai thác lâm sản được làm quyết liệt tuyên truyền vận động các hộ ra khỏi khu vực rừng phòng hộ.

–  Nông nghiệp:

Về sản xuất nghệ:

Triển khai cung cấp giống, kỹ thuật và thu mua 100% sản phẩm nghệ, tìm kiếm thi trường bán củ nghệ tươi và chế biến tinh bột nghệ đỏ cho cho đồng bào các dân tộc tại xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Trung bình mỗi năm chế biến và tiêu thụ 230 tấn sản phẩm; thu mua hết, không để tồn đọng tại các hộ gia đình trong vùng, chế biến sản phẩm đảm bảo chất lượng, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, đưa sản phẩm ra thị trường.

Về sản xuất rau màu:

Trên diện tích 1 ha, hàng năm cho sản lượng 3 tấn, thu về 60 triệu đồng. Xét về mặt kinh tế thì giá trị thu được không lớn nhưng  nó có ý nghĩa rất lơn trong việc tạo ra mô hình để nhân rộng ra cộng đồng các dân tộc tại địa phương.

Về Sản xuất lúa 2 vụ

Đơn vị đã tuyên truyền vận động chuyển đổi đưa giống lúa mới vào sản xuất 2 vụ (NA2). Đây là một trong những mô hình thành công nhất từ trước đến nay mà Đơn vị đã làm được với diện tích gần 6 ha trong đó: bản Huồi Sơn diện tích 3,2 ha và bản Xốp Nặm diện tích 2,5 ha. Vì khi thực hiện mô hình sản xuất xuất lúa hai vụ thì nhân dân không muốn thực hiện, ngại tiếp cận cái mới:

Việc thực hiện thành công một năm hai vụ lúa không những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về xã hội như:

+ Tạo công ăn việc làm cho bà con nhân dân bản Huồi Sơn, Xốp Nặm;

+ Tăng thu nhập cho nhân dân, vì không những có lúa đủ ăn mà còn có bán ra thị trường;

+ Hạn chế việc đốt nương làm rẫy, chống việc chặt phá rừng, lấn chiếm vào rùng cấm.

+ Hạn chế các tệ nạn xã hội

+ Chống di dịch cư trái phép

+ Chăn nuôi:

Tận dụng hệ thống nhà xưởng, lò sấy nhiệt trong dây chuyền sản xuất tinh bột nghệ, đơn vị đầu tư mua máy ép viên để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm từ đó giảm bớt công lao động cho cán bộ, đội viên. 

Việc xây dựng mô hình chăn nuôi gà đen, lợn đen, vit bầu đặc sản của địa phương  đạt hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu con giống tại chổ để cung cấp cho bà con nhân dân trên địa bàn huyện Tương Dương.

Sản lượng bình quân các năm cụ thể như sau:

– Gà đen sinh sản (bố mẹ) 500  con

– Gà đen thương phẩm: 4.000 con

– Lợn rừng sinh sản (bố mẹ): 15 con

– Lợn rừng thương phẩm: 120 con

– Vịt bầu: 800 con

– Vịt đẻ: 100 con

– Ngan: 100 con    

Bên cạnh đó, đơn vị đã ký cam kết với UBND xã Tam Hợp và UBND huyện Tương Dương về việc cung cấp con giống, kỹ thuật chăm sóc trong thời gian tới với chất lượng tốt nhất cho cộng đồng tại địa phương.

– Chế biến:

Về chế biến nghệ:

Tổng sản lượng mua gần 230 tấn X 4.500 đ/kg = 1.035.000.000 đồng

Đơn vị chế biến tại chổ 230 tấn. Sản phẩm tinh bột nghệ đã có giấy chứng nhận tiêu chuẩn  OCOP 3 sao. Để từng bước nâng cao giá trị của các sản phẩm, từ năm 2021 đơn vị phối hợp với các ban ngành cấp huyện Tương Dương đang xây dựng sản phẩm viên hoàn nghệ, gà đen đạt tiêu chuẩn OCOP, ngoài ra đơn vị thu mua và chế biến một số nông sản bà con nhân dân làm ra như: sắn, quả chuối rừng sây khô …

Về chế biến thức ăn chăn nuôi:

Đơn vị tiến hành thu mua các nông sản của nhân dân như: Lúa, ngô, sắn… để chế biến thức ăn. Mỗi năm chế biến được trung bình 4 tấn cám viên với chất ượng tốt để phục vụ cho chăn nuôi tại Đơn vị và phục vụ nhu cầu chăn nuôi của nhân dân trong vùng.