KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI NÚI CHÚA, TỈNH NINH THUẬN

I. Thông tin chung về Khu DTSQTG Núi Chúa:

1. Cơ quan thường trực Khu DTSQTG Núi Chúa: Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

2. Năm công nhận: 2022

3. Khu DTSQTG Núi Chúa với tổng diện tích là 106.646,45 ha, trong đó:

      a) Vùng lõi: có diện tích 15.752,5 ha thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa quản lý, gồm: Phần rừng: 170,16 ha; phần biển: 582,34 ha.

      b) Vùng đệm: có diện tích 48.761,97 ha, trong đó:

– Thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa quản lý 15.587,67 ha (phần rừng 8.818,01 ha, phần biển 6.767,66 ha);

– Thuộc địa phận các xã, thị trấn: Nhơn Hải, Thanh Hải, Tri Hải, Xuân Hải, Khánh Hải, Hộ Hải, Tân Hải, Phương Hải, Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải với diện tích 13.139,23 ha); Công Hải, Phước Chiến, Lợi Hải, Phước Kháng, Bắc Phong, Bắc Sơn (huyện Thuận Bắc với diện tích 20.035,07 ha).

     c) Vùng chuyển tiếp: có diện tích 42.131,98 ha, gồm: Thuộc địa phận các xã, phường, thị trấn: Tấn Tài, Đo Vinh, Đông Hải, Phủ Hà, Mỹ Bình, Bảo An, Thanh Sơn, Mỹ Đông, Đạo Long, Phước Mỹ, Mỹ Hương, Mỹ Hải, Kinh Dinh, Đài Sơn, Văn Hải, Thành Hải (Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với diện tích 7.937 ha); Phước Thuận, Phước Hải, Phước Hữu, Phước Vinh, An Hải, Phước Thái, Phước Dân, Phước Sơn, Phước Hậu (huyện Ninh Phước với diện tích 34.194,98 ha).

Bảng 1. Phạm vi Khu DTSQTG Núi Chúa.

Vị trí

Tọa độ

Vĩ độ

Kinh độ

Trung tâm

11°41’47’’ N

109°9’05’’ E

Điểm xa nhất về phía Bắc

11°51’42’’ N

109°03’23’’ E

Điểm xa nhất về phía Nam

11°28’10’’ N

108°58’15’’ E

Điểm xa nhất về phía Tây

11°36’57’’ N

108°43’54’’ E

Điểm xa nhất về phía Đông

11°43’39’’ N

109°14’54’’ E

Bảng 2. Phân vùng, diện tích, dân số và quản lý của Khu DTSQTG Núi Chúa.

Phân vùng

Tọa độ

Diện tích (ha)

Dân số/số hộ, dân tộc

Quản lý

Vùng lõi

Vùng lõi 1: Phần rừng

11°35’35’’ – 11°47’59’’ N

109°5’12’’ – 109°12’57’’ E

Vùng lõi 2: Phần biển

11°37’10’’ – 11°42’21’’ N

109°9’53’’ – 109°12’25’’ E

15.752,5

0

Cả 2 vùng lõi đều dưới sự quản lý của VQG Núi chúa theo cơ chế quản lý rừng đặc dụng và khu BTB.

Vùng đệm

Vùng đệm 1: Thuộc VQG Núi Chúa

11°35’34’’ – 11°48’51’’ N

109°03’46’’ – 109°13’54’’ E

Vùng đệm 2: Thuộc UBND các xã

11°33’49’’ – 11°51’54’’ N

108°57’06’’ – 109°11’35’’ E

48.761,97

139.833/ 33.368

Kinh, Chăm, Raglai, Hoa

15.587,67 ha thuộc VQG Núi Chúa quản lý;

33,174,30 ha thuộc  UBND các xã quản lý đất đai, dân số, phát triển kinh tế xã hội;

VQG phối hợp với UBND xã trong các vấn đề liên quan.

Vùng chuyển tiếp

11°28’08’’ – 11°40’37’’ N

108°43’54’’ – 109°02’2’’ E

    42.131,98

307.329/ 89.001

Kinh, Chăm, Raglai, Hoa, Tày, Nùng, Mường…

Theo phân cấp quản lý, UBND các huyện, xã quản lý đất đai, dân số, phát triển kinh tế xã hội;

VQG phối hợp với UBND xã trong các vấn đề liên quan.

Tổng số

 

106.646,45

447162/ 122369

Kinh, Chăm, Raglai, Hoa, Tày, Nùng, Mường…

UBND Tỉnh điều phối toàn bộ các hoạt động;

PCT UBND Tỉnh kiêm nhiệm Trưởng ban BQL Khu DTSQ;

Thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn 2050.

4. Bản đồ Khu DTSQTG Núi Chúa:

5. Logo Khu DTSQTG Núi Chúa:

         Ý nghĩa logo Khu DTSQTG Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận: Logo Khu DTSQTG Núi Chúa gồm các biểu tượng đặc trưng của khu vực:

           – Về cảnh quan: Núi và biển;

           – Về đa dạng sinh học: vooc chà vá chân đen, rùa biển; rùa biển có 2 con, 1 con rùa mẹ đang lên bờ đẻ trứng và 1 con nhỏ vừa nở đang bơi ra biển;

           – Về văn hóa: tháp Chăm, và hai nhạc cụ truyền thống: kèn saranai của người Chăm và mã la của người Raglai; kèn saranai được đặt trong lòng tháp Chăm và mã la biểu thị hình tượng mặt trời.      

II. Tổ chức quản lý Khu DTSQTG Núi Chúa:

Sơ đồ tổ chức: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thành lập Ban Chỉ đạo Khu DTSQTG Núi Chúa tại Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 25/6/2022, gồm các thành viên sau đây:

III. Các giá trị đa dạng sinh học nổi bật

Thực vật: Bao gồm 1.514 loài, 679 chi và 150 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Có 54 loài thực vật được xếp hạng bị đe dọa (IUCN 2009 Sách Đỏ Việt Nam 2007), Ít nhất có 27 loài đặc hữu, trong đó: có 10 loài đặc hữu VQG Núi Chúa, 8 loài đặc hữu cho VQG Núi Chúa và vùng lân cận và 9 loài đặc hữu cho vùng Nam Trung Bộ.

Động vật: Ghi nhận 766 loài động vật, trong đó có 79 loài thú, 161 loài chim, 62 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư, 31 loài cá vây tia và 413 loài côn trùng. Có 48 loài động vật quý hiếm (ở các mức CR, EN và VU). Công tác bảo tồn của nhiều loài quý hiếm vẫn đang còn tốt như Chà vá chân đen, Thằn lằn ngón Cao Văn Sung và giúp tăng ý nghĩa bảo tồn của khu vực. Có 28 loài động vật đặc hữu của Việt Nam, bao gồm 1 loài thú, 6 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư, 1 loài cá và 18 loài côn trùng. Đặc biệt có loài thú móng guốc đặc hữu duy nhất của Việt Nam là loài Cheo cheo lưng bạc.

Đa dạng sinh học biển

           Khu DTSQTG Núi Chúa có 03 dạng hệ sinh thái biển đặc trưng là hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển và hệ sinh thái vùng triều và rừng ngập mặn. Vùng triều: với 2 dạng sinh cảnh đặc trưng là vùng triều bờ đá và vùng triều san hô chết có cỏ biển phân bố.

           – Rạn san hô: Diện tích rạn san hô phân bố trong vùng biển Ninh Hải vào khoảng 2.300 ha gồm 310 loài san hô tạo rạn thuộc 60 giống và 15 họ san hô cứng tạo rạn (reef corals).

           – Cá rạn san hô: 297 loài cá rạn san hô thuộc 116 giống và 43 họ cá rạn; 150 loài động vật đáy không xương sống kích thước lớn thuộc 84 giống và 51 họ.

     – Rong biển: 174 loài rong biển thuộc 4 ngành: ngành rong lam (Cyanophyta) có 15 loài, ngành rong lục (Chlorophyta) có 62 loài, ngành rong nâu (Phaeophyta) có 32 loài và ngành rong đỏ (Rhodophyta) có 65 loài.

           – Thảm cỏ biển: Tổng diện tích các thảm cỏ biển ước đạt khoảng 280 ha, bước đầu đã xác định được 5 loài thuộc 2 họ gồm cỏ Lá dừa (Enhalus acoroides), cỏ Xoan (Halophila ovalis), cỏ Hẹ 3 răng (Halodule uninervis), cỏ Vích (Thalassia hemprichii) và cỏ Kiệu (Cymodocea rotundata).

           – Rùa biển: Núi Chúa được ghi nhận là nơi duy nhất ở đất liền và là khu vực thứ 2 ở Việt Nam (sau Vườn Quốc gia Côn Đảo) có quần thể Rùa biển đến đẻ trứng: gồm 03 loài xuất hiện ở đây gồm: Đồi mồi (Eretmochelys imbricata); Rùa Xanh (Chelonia mydas); Đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea).

IV. Các giá trị văn hóa nổi bật

Trong Khu DTSQTG Núi Chúa có khoảng 28 dân tộc nhưng có 3 dân tộc sinh sống lâu đời và chiếm số dân đông nhất: Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác (số liệu 2019).

Tiếng Kinh (Việt) là ngôn ngữ chính thống (nói và viết) trong Khu DTSQTG Núi Chúa. Tuy nhiên mỗi dân tộc thiểu số lại có tiếng nói và chữ viết riêng.

Văn hóa người Kinh (Việt): Đặc điểm nổi bật của văn hóa người Kinh hiện nay là còn lưu một số loại hình biểu diễn nghệ thuật hát bả trạo, bài chòi, trò chơi đua thuyền và tín ngưỡng cúng thần làng và thần biển (Món và cs, 2020).

Văn hóa Raglai: Đặc điểm văn hóa nổi bật nhất của người Raglai còn lưu giữ hiện nay là hát sử thi, sử dụng tri thức bản địa trong sản xuất, nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ Mã La, tang lễ Padhi và lễ hội ăn lúa mới (yang mbeng akaok padai) (Món và cs, 2020).

Văn hóa Chăm: Đặc điểm văn hóa nổi bật nhất của người Chăm hiện nay là còn lưu giữ các di tích đền tháp; hát kể truyện cổ, sử thi; sử dụng tri thức bản địa trong sản xuất; nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ truyền thống (trống ginang, baranang, kèn saranai) và các lễ hội dân gian hàng năm như lễ Rija Nagar, lễ hội Katé và Ramawan (Ramadan) (Món và cs, 2020).

 

V. Một số mô hình phát triển KTXH nổi bật:

Mục tiêu dài hạn của Khu DTSQTG Núi Chúa với vùng lõi VQG
Núi Chúa là bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học của khu vực đồng thời với nâng cao đời sống cộng đồng dân cư địa phương, đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội địa phương theo hướng phát triển bền vững.

Một trong những quan điểm quy hoạch phát triển bền vững tỉnh Ninh Thuận là phát triển kinh tế dựa vào 06 nhóm ngành trụ cột: Năng lượng, du lịch, nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp, giáo dục đào tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Đối với Khu DTSQTG Núi Chúa, định hướng phát triển bền vững theo hướng cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ, trên cơ sở tăng nhanh tỷ trọng kinh tế tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian qua, VQG Núi Chúa đã có phương hướng phát triển vùng đệm:

           – Phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng và lợi thế hiện có của vùng đệm cho phát triển kinh tế , xã hội…

           – Tiếp tục chương trình định canh định cư, ổn định, sắp xếp lại dân cư tiến hành cấp đất, khoán diện tích rừng cho các hộ gia đình bảo vệ, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các hộ dân với công tác bảo vệ, phát triển rừng của khu Bảo tồn.

           – Phát triển nông – lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng phát triển chăn nuôi bò, dê, cừu, là ngành mũi nhọn, tạo thế chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật giống phân bón thuốc trừ sâu phù hợp hoàn cảnh địa phương. Thử nghiệm và áp dụng các công thức trồng rừng phòng hộ, lục hóa tạo cảnh quan và an toàn môi trường cho sản xuất và dân cư vùng đệm.

           – Đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng thành lập các tổ Bảo vệ rừng bán chuyên trách, Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác vận động, tuyên truyền, phát hiện và giáo dục các đối tượng vi phạm luật Bảo vệ rừng.

           – Đầu tư có trọng điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường cộng đồng. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng đệm
 Thực hiện tốt chính sách xã hội, phổ cập giáo dục tiểu học, chống tái mù, tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

           – Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ gìn ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Nông nghiệp:

Diêm nghiệp:

Ngư nghiệp:

Phát triển năng lượng tái tạo:

           – UBND tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện Mặt Trời với tổng công suất 2.576 MW; trong đó, có 32 dự án điện Mặt Trời với tổng công suất 2.256 MW đã đưa vào vận hành thương mại.

           – UBND tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 15 dự án với tổng công suất 766,45 MW. Đến nay, có 3 dự án với tổng công suất 181,55 MW đã hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành thương mại và 12 dự án còn lại đang được tích cực triển khai đầu tư

           – Mặt khác, tỉnh Ninh Thuận cũng đã lập Quy hoạch Trung tâm điện khí LNG Cà Ná (Tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên hóa lỏng) công suất 6.000 MW (Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung Quy hoạch giai đoạn một công suất 1.500 MW. 4.500 MW sẽ xem xét bổ sung trong Quy hoạch điện VIII).

  1. Phát triển du lịch sinh thái: