Hưởng ứng Ngày Quốc tế về Khu Dự trữ sinh quyển năm 2024

Ngày 03/11 hàng năm được Đại hội đồng UNESCO (công bố trong phiên họp thứ 41 năm 2021) chọn là Ngày Quốc tế về Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) nhằm thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế – xã hội bền vững trên toàn cầu. Chủ đề Ngày Quốc tế về Khu Dự trữ sinh quyển năm 2024 được chọn là “Sống bền vững thông qua bảo tồn đa dạng sinh học”

Nguồn: Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học

Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới là danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu vực có giá trị đặc biệt về thiên nhiên và đa dạng sinh học. Kể từ khi được thành lập vào năm 1976 đến nay, mạng lưới Khu DTSQ phát triển rộng khắp trên các châu lục của thế giới, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế về Khu Dự trữ sinh quyển năm 2024, từ ngày 7 đến 9/11/2024, tại tỉnh Nghệ An, Bộ TN&MT phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu DTSQ. Đặc biệt, ngày 8/11, lễ mít tinh hưởng ứng đã diễn ra với sự tham gia của các cơ quan ban ngành trung ương, địa phương, các tổ chức quốc tế như UNDP, UNESCO, cùng đại diện cộng đồng sinh sống trong các KDTSQ tại Việt Nam. Sự kiện này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc phát triển bền vững và bảo tồn thiên nhiên tại các KDTSQ.

Nhân dịp này, TS.Nguyễn Văn Tài, Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đã kêu gọi các cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố có Khu DTSQ và các bên liên quan tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về giá trị của các Khu DTSQ; theo đó đẩy mạnh việc bảo vệ, sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái, áp dụng các mô hình sinh kế bền vững và thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học./.

Thời gian qua, Việt Nam đã có những nỗ lực và đóng góp trong việc phát triển mạng lưới các khu DTSQ trên toàn cầu và hiện có 11 khu DTSQ được UNESSCO công nhận là những khu vực quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững:

1. Rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) – 2000

2. Cát Bà (Hải Phòng) – 2004

3. Kiên Giang – 2006

4. Tây Nghệ An – 2007

5. Đồng Nai – 2011

6. Cù Lao Chàm – Hội An (Quảng Nam) – 2009

7. Mũi Cà Mau – 2009

8. Châu thổ sông Hồng (Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) – 2004

9. Núi Chúa (Ninh Thuận) – 2003

10. Kon Hà Nừng (Gia Lai) – 2021

11. Cao nguyên Đắk Nông – 2020

NBCA