Hưởng ứng Ngày Rùa biển thế giới năm 2024

Rùa biển là một trong những loài sinh vật quan trọng trong hệ sinh thái biển, đóng vai trò hỗ trợ duy trì thảm bỏ biển và rạn san hô, qua đó mang lại lợi ích cho các loài có giá trị thương mại như tôm, tôm hùm và cá ngừ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đo tác động của con người và ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, rùa biển đang đối mặt với sự suy giảm số lượng lớn với nguy cơ tuyệt chủng lên tới 90%.

Trên thế giới hiện ghi nhận 7 loài rùa biển, trong đó Việt Nam có 5 loài (vích, đồi mồi, đồi mối dứa, quản đồng và rùa da) đều được xếp vào nhóm động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và đang được sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới.

Những nguyên nhân gây nên sự đe dọa về số lượng các loài rùa biển những mối đe dọa chung mà rùa biển phải đối mặt chủ yếu bao gồm: Mắc rối vào ngư cụ; Săn trộm và buôn bán trái phép trứng, thịt và vỏ sò; Phát triển ven biển; Nhựa và các mảnh vụn biển khác; Sự nóng lên toàn cầu; Ô nhiễm đại dương.

Nguồn: Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học

Nhằm nỗ lực bảo tồn loài rùa biển quốc gia, ngày 12/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Chương trình). Chương trình được phê duyệt nhằm triển khai thực hiện Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy các hoạt động phát triển ven biển có trách nhiệm nhằm bảo tồn môi trường làm tổ của rùa biển; thực hiện các quy định chặt chẽ hơn về ngư cụ có thể giúp giảm tình trạng đánh bắt; thông qua các chương trình giáo dục và tiếp cận cộng đồng có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và khách du lịch về tầm quan trọng của việc bảo tồn và hành vi có trách nhiệm khi gặp rùa biển.

NBCA