Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc, Bắc Kạn

Dây giun – Quisqualis indica L. – Tác giả Phạm Hà Thanh Tùng

Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 342/QĐ-UB ngày 17/3/2004 với tổng diện tích tự nhiên là 1.788 ha nằm trên địa phận hai thôn Nà Dạ và Bản Khang thuộc xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Ngày 14/01/2014, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 109/QĐ-UBND  phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2020, theo đó Khu bảo tồn có diện tích 4.155,67 ha, trong đó Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt 2.552,50 ha;  Phân khu phục hồi sinh thái 1.586,12 ha; Phân khu dịch vụ – hành chính 9,04 ha; Vùng đệm trong 8,01 ha, nằm trên địa bàn các xã: Xuân Lạc, Bản Thi, Đồng Lạc huyện Chợ Đồn. Vùng đệm ngoài 16.371,53 ha nằm trên địa bàn 4 xã Xuân Lạc, Bản Thi, Đồng Lạc và Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn.

Khu bảo tồn có tọa độ địa lý: Từ 105028’31’’ đến 105033’20’’ Kinh độ Đông và từ 22017’12’’ đến 220019’45’’ Vĩ độ Bắc.

Đa dạng sinh học

a. Tài nguyên thực vật

Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có 653 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 440 chi, 142 họ, 5 ngành. Trong đó có 54 loài quí hiếm được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP; 50 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm; 9 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN. Một số loài thực vật quý hiếm như Nghiến, Trai, Đinh…các loài Lan (Lan hài) và một số loài dược liệu quý khác như: Đẳng sâm, Ba kích, Kê huyết đằng..

b. Tài nguyên động vật

Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc: Theo các kết quả điều tra đã thống kê về khu hệ động vật đã ghi nhận sự có mặt của 29 loài thú thuộc 04 bộ, 12 họ; 47 loài chim thuộc 09 bộ, 21 họ và 12 loài bò sát thuộc 2 bộ, 06 họ, Đặc biệt một số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và danh mục đỏ IUCN. Một số loài đặc biệt quý hiếm như: Khỉ đen, Khỉ mốc, Cu li lớn, Cu li nhỏ, Gấu chó, Vạc hoa…

3. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Trùng Khánh, Cao Bằng

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Trùng Khánh được UBND tỉnh ra Quyết định thành lập số 2536/QĐ-UBND ngày 15/11/2006 trên phạm vi các xã Ngọc Khê, Ngọc Côn và Phong Nậm của huyện Trùng Khánh..

Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh có diện tích 2.607,8 ha, vùng đệm 5.723ha

Vượn Cao Vít có tên khoa học là Nomascus nasutus, là một trong 25 loài Linh trưởng nguy cấp nhất thế giới đồng thời cũng là một trong 5 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam. Hiện nay, chúng chỉ còn được ghi nhận ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng và Vùng rừng liền kề thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bang Lượng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Loài vượn này được ghi nhận ở Việt Nam từ năm 1884 và đến năm 1965 thu được 3 tiêu bản ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ đó cho đến năm 2000, loài vượn này được coi là tuyệt chủng do không có bất cứ ghi nhận nào về sự tồn tại của loài. Mãi đến năm 2002, qua điều tra, khảo sát của Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), các nhà khoa học đã phát hiện một quần thể với khoảng 26 cá thể còn tồn tại trong khu rừng nhỏ, thuộc 2 xã Phong Nậm và Ngọc Khê thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Đây là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, có nhiều loài động, thực vật quý, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Nơi đây chủ yếu là rừng thường xanh trên núi đá, với các loài cây lá kim trên đỉnh núi và cây lá rộng phân bố từ sườn núi trở xuống. Ngoài loài đặc hữu là vượn Cao Vít, còn có các loài quý hiếm khác như Trĩ sao, Sơn Dương, Sóc bay trâu,…

Nguồn: Cục BTTN & ĐDSH