Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai (Khu DTSQ Kon Hà Nừng)

Người dân sống hài hòa với thiên nhiên – Nguồn: Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng 

Tháng 9-2021, Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu Dự trữ Sinh quyển trải rộng trên diện tích 413.512ha, được khoanh vùng thành ba khu chức năng gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp (một phần diện tích của thị xã An Khê và 5 huyện: Đăk Đoa, Mang Yang, K’bang, Chư Păh, Đăk Pơ).

VQG Kon Ka Kinh: VQG có giá trị sinh học lớn bởi đây là một trong những cư trú cuối cùng của một số loài có ý nghĩa quan trọng, và cũng bởi mức độ ĐDSH rất cao. Do nhiều loài quan trọng của VQG là đặc hữu của khu vực Kon Ka Kinh và / hoặc Việt Nam, khu vực này là không chỉ có tầm quan trọng quốc gia, mà còn trên toàn cầu.

Khu BTTN Kon Chư Răng: Kết quả điều tra, khảo sát thực địa đến năm 2018 và kế thừa số liệu công bố trước đây đã xác định tại Khu BTTN Kon Chư Răng có 881 (18) loài và dưới loài thuộc 547 chi và 162 (2) họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Giổi (Talauma), Lát (Chukrasia tabularis), Kim giao (Nageia fleuryi), Xoay (Dialium cochinchinensis), Trắc (Dalbergia cochinchinensis),….Các loài cây dược liệu quý như Hoàng Đắng, Bách bệnh…

          Ngoài ra còn một số loài rất nguy cấp hoặc nguy cấp toàn cầu như:

         – Trầm hương (Aquilaria crassna), Rất nguy cấp toàn cầu: Mọc rải rác trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm nguyên sinh, ở độ cao 50 – 1000m, trên sườn núi, ít dốc và thoát nước cùng với Táu đá (Hopea exalata), Huỷnh (Tarrietia sp.) Gõ mật (Sindora siamensis). Cũng gặp mọc trong rừng thứ sinh cùng với Thanh thất (Ailanthus malabarica), Mò lưng bạc (Crytocarya metcalflana), Bưởi bung (Acronychia oligophlebia), Mít nài (Artocalpus asperula), Ràng ràng (Ornlosia sp.)… Cây ưa đất feralit điển hình hay feralit núi phát triển trên đá kết, đá phiến hay đá granit, tầng đất trung bình hay mỏng, hơi ẩm, độ pH = 4 – 6. Tái sinh kém,. Cây mẹ gần như không gặp dưới tán rừng rậm, thường chỉ gặp nơi có ánh sáng hay ven rừng. Hiện nay do giá trầm hương rất cao nên cây bị săn lùng ráo riết và bị chặt không kể kích thước to hay nhỏ. Do đó ở nhiều rừng hầu như không còn cây trầm lớn để gieo giống.

         – Lan đốm (Túi tơ gót) (Gastrochilus calceolaris), rất nguy cấp toàn cầu. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Tại Việt Nam, lan đốm phân bố ở Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai. Thân cây cao 5 cm đến 7 cm, hoa nhỏ màu lục có đốm nâu, môi vàng có đốm đỏ.

         – Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti): Rất nguy cấp đối với Việt Nam, nguy cấp đối với toàn cầu: Thỉnh thoảng có báo cáo của người dân về dấu vết của hổ và khẳng định hổ ăn thịt vật nuôi, tuy nhiên chưa có dấu vết nào được đo lường và đủ tin cậy để khẳng định chắc chắn là hổ hay báo. Động vật này có thể sử dụng diện tích rừng còn lại để di chuyển giữa Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu BTTN Kon Chư Răng và khu vực khác của tỉnh Gia Lai. Việc mở rộng quản lý bảo tồn ra các khu vực bên ngoài ranh giới hiện tại của vườn là rất quan trọng trong việc bảo tồn hổ. Đây là loài có giá trị cao trong buôn bán động vật hoang dã nên có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

       – Có 24 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), trong đó có 3 loài ở bậc CR (Panthera tigris – Hổ, Pygathrix cinerea – Chà vá chân xám, Belomys pearsonii – Sóc bay lông tay), 8 loài ở bậc EN (Nomascus gabriellae – Vượn đen má vàng, 10 loài ở bậc VU (Muntiacus vuquangensis).

       – Có 20 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2018), trong đó: có 1 loài ở bậc CR (Pygathrix cinerea – Chà vá chân xám), 5 loài ở bậc EN (Nomascus gabriellae – Vượn đen má vàng.

         – Có 24 loài được ghi trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ, trong đó có 18 loài ở nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại): Nycticebus bengalensis- Cu li lớn, Nycticebus pygmaeus – Cu li nhỏ, Pygathrix cinerea – Chà vá chân xám, Nomascus gabriellae.

         – Có 18 loài được ghi trong nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ (Nycticebus bengalensis – Cu li lớn, Nycticebus pygmaeus – Cu li nhỏ, Pygathrix cinerea.

         – Chà vá chân xám, Nomascus gabriellae – Vượn đen má vàng, Catopuma temminckii – Báo lửa, Panthera tigris – Hổ.

Nguồn: Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai