Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tiếp cận nguồn gen

Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tiếp cận nguồn gen (NG) đã trở thành một vấn đề quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sinh học. Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước có tiềm năng về nguồn gen đa dạng, đã thiết lập các cơ chế pháp lý và chính sách nhằm quản lý việc tiếp cận nguồn gen một cách hợp lý và bền vững. Một trong những sáng kiến đáng chú ý là Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) và Nghị định thư Nagoya, nhằm bảo vệ quyền lợi của các quốc gia sở hữu nguồn gen, đồng thời đảm bảo việc chia sẻ công bằng các lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và các tài nguyên di truyền. Các quốc gia như Brazil, Ấn Độ, và một số nước ở Châu Phi đã áp dụng những mô hình quản lý chặt chẽ, yêu cầu các công ty và tổ chức nghiên cứu phải có sự đồng thuận trước khi tiếp cận tài nguyên gen, đồng thời chia sẻ lợi ích từ việc khai thác tài nguyên đó.

Bên cạnh đó, các quốc gia cũng chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn cầu về nguồn gen, đảm bảo tính minh bạch và dễ dàng trong việc kiểm soát việc tiếp cận và sử dụng tài nguyên di truyền. Những kinh nghiệm quốc tế này cung cấp cho Việt Nam những bài học quý giá trong việc xây dựng và thực thi các chính sách quản lý nguồn gen, nhằm vừa bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng địa phương, vừa thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ sinh học bền vững.

  1. Costa Rica:
  2. a) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiếp cận NG là Văn phòng kỹ thuật (TO) của Ủy ban quốc gia quản lý ĐDSH (CONAGEBIO) thuộc Bộ Môi trường, Năng lượng và Viễn thông (MEET) Costa Rica.

Phạm vi quản lý về NG:

– Áp dụng cho tất cả các chương trình nghiên cứu và khai thác về vật liệu gen và vật liệu sinh hóa của ĐDSH thực hiện ở lãnh thổ của Costa Rica;

– Tất cả các trường hợp đều phải xin phép tiếp cận.

– Các trường hợp ngoại lệ, không phải xin phép: Tiếp cận NG người; Trao đổi phi lợi nhuận NG và thành tố sinh hóa, tri thức truyền thống của người bản và cộng đồng địa phương; Các nghiên cứu của trường Đại học công.

  1. b) Quy trình thủ tục khác nhau cho 3 loại giấy phép tiếp cận:

– Tiếp cận cho nghiên cứu cơ bản;

– Thăm dò sinh học;

– Khai thác kinh tế thương mại.

  1. c) Các bước cơ bản:

– Thủ tục đăng ký với Văn phòng kỹ thuật (thực hiện trước khi nộp đơn cho từng loại tiếp cận);

– Tiến hành thỏa thuận thông báo trước (PIC) với Hội đồng khu bảo tồn, chủ nông trại, cơ quan thẩm quyền của người bản địa khi tiếp cận trên lãnh thổ của họ.

– TO chấp thuận PIC (Trong trường hợp cần thiết sẽ tham vấn hiện trường để thẩm định các điều khoản đã thỏa thuận). Các thông tin sẽ được công khai trừ các bí mất thương mại, an toàn sinh học.

– Phê duyệt đơn xin cấp phép: TO sẽ xem xét các tài liệu kèm theo để phê duyệt đơn xin cấp phép trong thời gian 30-40 ngày làm việc.

– Cấp phép: TO ra nghị quyết chấp thuận hoặc không chấp thuận cấp phép. Giấy phép có hiệu lực 3 năm và được gia hạn tùy vào quyết định của TO.

Các điều kiện của giấy phép: Thời hạn, nghĩa vụ của người tiếp cận phải ký quỹ lên đến 10% ngân sách nghiên cứu và lên đến 50% tiền giá tài nguyên, nghĩa vụ nộp báo cáo, các điều kiện và hạn chế khác.

– Công bố về nghị quyết và đơn được cấp phép: Các nội dung này được đăng tải trên web của CONAGEBIO trong 8 ngày làm việc.

– Các phát sinh sau cấp phép:

+ Xuất khẩu: Việc cấp giấy phép tiếp cận không liên quan gì đến thủ tục xuất khẩu;

+ Được cấp 1 Giấy chứng nhận xuất xứ hợp pháp.

+ TO chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm soát, thanh tra theo các điều kiện của Giấy phép.

  1. d) Các hoạt động cấp phép:

*) Năm 1989, Viện ĐDSH Quốc gia (INBio) được thành lập như là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận:

– Tiến hành các hoạt động kiểm kê quốc gia và sử dụng ĐDSH trong khu bảo;

– Phối hợp các hoạt động khác nhau của các trường đại học, các tổ chức tư nhân và Chính phủ và để trở thành một đầu mối quốc gia trong các lĩnh vực ĐDSH;

– Nâng cao nhận thức về giá trị của ĐDSH;

– Phối hợp thực hiện thăm dò sinh học với các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học và các công ty tư nhân trong nước và quốc tế bằng các thỏa thuận nghiên cứu;

INBio có một thỏa thuận chính thức với MEET

INBio cung cấp khoa học, kỹ thuật và hỗ trợ các đối tác giúp tăng cường sự tham gia của họ trong quá trình thăm dò sinh học. INBio là cơ quan chịu trách nhiệm về việc quản lý ĐDSH trong nước và cũng phụ trách quá trình thăm dò sinh học giúp thiết lập các ưu tiên một cách chính xác.

  1. Ấn Độ:
  2. a) Cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan quản lý ĐDSH quốc gia (National Biodiversity Authority – NBA) được thành lập theo Luật DDSH gồm thành viên là đại diện các Bộ ngành liên quan và các nhà khoa học;

Phạm vi quản lý về NG:

– Áp dụng đối với việc tiếp cận các nguồn tài nguyên sinh học hoặc kiến thức liên quan để phục vụ nghiên cứu hoặc khai thác cho mục đích thương mại, khảo sát sinh học, khai thác sinh học.

– Các trường hợp không thuộc phạm vi của các quy định về ABS:

+ Các sản phẩm có chứa chiết xuất từ động, thực vật dưới dạng không thể tách rời và không thể nhận ra;

+ Các nguồn sinh học thường được giao dịch như hàng hóa.

  1. b) Quy trình, thủ tục tiếp cận đối với các mục đích khác nhau: (i) nghiên cứu; (ii) thương mại hoặc khảo sát sinh học và sử dụng sinh học cho mục đích thương mại; (iii) xin quyền sở hữu trí tuệ.

– Một số điểm lưu ý:

+ Giấy ủy quyền/cho phép tiếp cận được cấp khi đơn vị đăng ký gửi hồ sơ hoàn thiện và nộp phí đầy đủ. NBA cũng có thể áp dụng các điều khoản bổ sung nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ lợi ích bắt nguồn từ việc sử dụng các nguyên liệu đã tiếp cận được cũng như các tri thức liên quan.

+ Các thỏa thuận về chia sẻ lợi ích hầu hết được đàm phán và ký trực tiếp với NBA, nhưng việc này cũng có thể tham vấn các cơ quan ở các cấp độ khác.

+ Chia sẻ lợi ích được xác định theo từng trường hợp cụ thể: Đối với các trường hợp mà nguồn lợi sinh học hoặc kiến thức liên quan được tiếp cận từ một nhóm các cá nhân, NBA sẽ tiến hành các bước để đảm bảo rằng mức phí đã thỏa thuận sẽ được trả trực tiếp cho nhóm các cá nhân đó thông qua cơ quan quản lý của địa phương/huyện.

  1. c) Tình hình cấp phép:

Theo NBA, kể từ năm 2003, NBA đã tiếp nhận 844 hồ sơ:

– Đã xử lý 477 hồ sơ;

– 117 thảo thuận ABS đã được thông qua, trong đó 63 thỏa thuận bao gồm giấy cho phép áp dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các nguồn sinh học

(Trung bình, NBA nhận được khoảng 84 ứng dụng trong một năm hoặc 7 mỗi tháng);

– Tất cả đều được cấp cho các tổ chức trong nước (Ấn Độ), chủ yếu là Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (Council of Scienctific and Industrial Research-CSIR) – một cơ quan của nhà nước.

– Trong hầu hết các trường hợp tập trung vào vấn đề khai thác các nguồn sinh học cho mục đích phi thương mại.

Ấn Độ gia nhập Nghị thư Nagoya vào tháng 10/2012, hiện là quốc gia có nhiều thoả thuận về ABS nhất (dự kiến 74 chứng nhận tuân thủ quốc tế).

  1. d) Quản lý tri thức truyền thống về NG

Luật ĐDSH của Ấn Độ, năm 2002 đã đưa ra các quy định về việc cung cấp sự công nhận pháp lý liên quan đến TTTT cho người dân và bảo vệ TTTT bằng cách ghi chép lưu giữ hồ sơ thông tin về ĐDSH (People’s Biodiversity Register – PBR). Ấn Độ đã rất thành công trong việc xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu về tri thức truyền thống gắn với NG phục vụ công tác quản lý, ngày càng có nhiều cộng đồng quan tâm và sẵn sàng chia sẻ tri thức truyền thống họ đang lưu giữ.

  1. Nam Phi:
  2. a) Cơ quan có thẩm quyền:

+ Bộ các vấn đề về nước và môi trường cấp giấy phép cho các mục đích: (i) thăm dò sinh học trong nước; (ii) tích hợp việc thăm dò sinh học và xuất khẩu trong trường hợp các tài nguyên sinh vật bản địa cho mục đích thăm dò sinh học.

+ Hội đồng cấp tình (địa phương) cấp giấy phép xuất khẩu cho nguồn tài nguyên sinh vật bản địa cho mục đích nghiên cứu khác ngoài việc thăm dò sinh học.

Phạm vi quản lý về NG:

– Áp dụng đối với hoạt động thăm dò sinh học;

– Áp dụng cho toàn bộ chuỗi giá trị – từ khâu thu gom hoặc thu hoạch vật liệu thô tới lúc bán thành phẩm cho khách hàng – miễn là có các hoạt động hoặc chủ đích tiền hành thăm dò sinh học tại 1 điểm nào đó trên chuỗi giá trị.

  1. b) Quy trình tiếp cận:

+ Nam Phi cũng có quy định quy trình, thủ tục riêng biệt cho 02 mục đích tiếp cận NG: (i) nghiên cứu thương mại và (ii) phi thương mại; và chung quy trình với các giấy phép về môi trường khác.

+ Đối với nghiên cứu phi thương mại thì không yêu cầu 01 thỏa thuận về chia sẻ lợi ích;

+ Đối với nghiên cứu thương mại thì bắt buộc phải ký thỏa thuận về chia sẻ lợi ích. Trong trường hợp việc ước tính lợi ích chưa chắc chắn, luật cho phép các cơ quan có thẩm quyền quốc gia cấp giấy phép cho “giai đoạn tìm kiếm thăm dò sinh học” mà chưa ký kết thỏa thuận về chia sẻ lợi ích đầy đủ, chính thức nhưng với điều kiện vẫn ký một “thỏa thuận xác định phạm vi”. Khi nghiên cứu chứng minh tính khả thi, một thỏa thuận về chia sẻ lợi ích với ước tính thực tế của các lợi ích sẽ được thương lượng.

– Nguyên tắc cơ bản:

+ Giấy phép thăm dò sinh học chỉ được cấp khi có chấp thuận của các bên liên quan đối với việc tiếp cận các nguồn sinh học bản địa ;

+ Các thoả thuận chia sẻ lợi ích cần phải được ký kết với cả hai bên liên quan.

+ Thoả thuận chuyển giao nguyên liệu cũng cần được ký với các bên có thẩm quyền cho phép tiếp cận các nguồn sinh học bản địa. Các mẫu thoả thuận này có trong các Quy định BABS.

+ Quỹ Uỷ thác Thăm dò sinh học (do NEMBA thiết lập) tiếp nhận toàn bộ các khoản phí thu được từ các thoả thuận chia sẻ lợi ích.

  1. Australia:
  2. a) Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Môi trường, Nước, Di sản và Nghệ thuật (DEWHA) xem xét cấp giấy phép đối với Hồ sơ đăng ký tiếp cận;

Phạm vi quản lý về NG: Giấy phép có thể được cấp cho tất cả các nguồn gen được sử dụng cho các mục đích thương mại, có khả năng thương mại hoặc phi thương mại.

  1. b) Quy trình cấp phép:

– Trường hợp áp dụng thương mại hoặc có khả năng thương mại:

+ Người nộp đơn phải ký một thỏa thuận chia sẻ lợi ích theo mẫu hướng dẫn với các nhà cung cấp các nguồn tài nguyên sinh vật trước khi giấy phép được cấp;

+ Đạt được thỏa thuận thông báo trước (PIC) với chủ sở hữu bản địa hay người có vai trò của cộng đồng.

– Đối với mục đích phi thương mại:

+ Người nộp đơn phải cung cấp một bản cam kết không tiến hành, nghiên cứu thương mại khi chưa có sự nhất trí về thỏa thuận chia sẻ lợi ích.

+ Người nộp đơn chấp nhận nộp báo cáo kết quả nghiên cứu và cung cấp một bản sao phân loại của từng mẫu cho một tổ chức public của Úc.

+ Trường hợp tiếp cận NG trên đất của người bản xứ: cần có thỏa thuận thông báo trước (PIC) với chủ sở hữu bản địa hay người có vai trò của cộng đồng và thỏa thuận chia sẻ lợi ích hợp lý.

Từ các kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tiếp cận nguồn gen, Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những mô hình phù hợp để xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả, công bằng và bền vững. Việc kết hợp giữa bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng sở hữu nguồn gen, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, cũng như đảm bảo sự chia sẻ lợi ích công bằng từ tài nguyên di truyền là những yếu tố quan trọng cần được chú trọng. Đồng thời, Việt Nam cũng cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và giám sát, từ đó bảo vệ nguồn tài nguyên sinh học phong phú của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ một cách bền vững và có trách nhiệm./.

NBCA