Công ước Đa dạng sinh học (CBD) với 193 thành viên Công ước với mục tiêu là thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các thành phần đa dạng sinh học và chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen. Điều 15, Công ước Đa dạng sinh học quy định về tiếp cận nguồn gen bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, đồng thuận thông báo trước (PIC) và điều khoản thỏa thuận với nhau (MAT). Các điều khoản liên quan đề cập đến tiếp cận và chuyển giao công nghệ và xử lý và phân bổ lợi ích từ công nghệ sinh học.
Vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng hợp lý lợi ích (ABS) được khởi xướng từ hội nghị các bên lần thứ 4 tháng 5.1998 tại Bratislava, Slovakia với việc các bên thiết lập một ủy ban chuyên gia cân bằng khu vực về ABS. Ủy ban chuyên gia này đã tổ chức 2 cuộc họp tại San Jose , Costa Rica vào tháng 10/1999 và tại Montreal Canada tháng 3/2001 và xây dựng một bộ đề xuất bảo gồm PIC và MAT. Tại Hội nghị Các bên lần thứ 5 tại Nairobi Kenya tháng 5/2000 đã thiết lập nhóm làm việc về ABS để xây dựng các hướng dẫn và các cách tiếp cận PIC, MAT, sự tham gia của các bên liên quan, cơ chế chia sẻ lợi ích và sự bảo tồn tri thức truyền thống.
Nhóm làm việc về ABS đã trải qua 9 lần họp chính thức, từ cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc về ABS (tháng 10/2001) tại Bonn, Đức) đã xây dựng dự thảo hướng dẫn Bonn về ABS xác định các thành tố cho kế hoạch hành động xây dựng năng lực và xem xét vai trò của quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) trong thực thi ABS, đến cuộc họp lần thứ 9 của nhóm làm việc về ABS vào tháng 3/2010 tại Cali, Colombia đưa ra dự thảo nghị định thư để các bên đàm phán và phiên họp trù bị vào tháng 7/2010 tiếp tục sửa đổi văn kiện dự thảo nghị định thư để các bên có thể thông qua vào Hội nghị các bên Công ước Đa dạng sinh học vào tháng 10/2010.
Công ước Đa dạng sinh học được mở để các bên lấy chữ ký vào ngày 5/6/1992 và có hiệu lực vào ngày 29/12/1993. Hiện Công ước Đa dạng sinh học có 193 thành viên Công ước với mục tiêu là thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các thành phần đa dạng sinh học và chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen. Điều 15, Công ước Đa dạng sinh học quy định về tiếp cận nguồn gen bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, đồng thuận thông báo trước (PIC) và điều khoản thỏa thuận với nhau (MAT). Các điều khoản liên quan đề cập đến tiếp cận và chuyển giao công nghệ và xử lý và phân bổ lợi ích từ công nghệ sinh học.
Vấn đề ABS được khởi xướng từ hội nghị các bên lần thứ 4 tháng 5.1998 tại Bratislava, Slovakia với việc các bên thiết lập một ủy ban chuyên gia cân bằng khu vực về ABS. Ủy ban chuyên gia này đã tổ chức 2 cuộc họp tại San Jose , Costa Rica vào tháng 10/1999 và tại Montreal Canada tháng 3/2001 và xây dựng một bộ đề xuất bảo gồm PIC và MAT. Tại Hội nghị Các bên lần thứ 5 tại Nairobi Kenya tháng 5/2000 đã thiết lập nhóm làm việc về ABS để xây dựng các hướng dẫn và các cách tiếp cận PIC, MAT, sự tham gia của các bên liên quan, cơ chế chia sẻ lợi ích và sự bảo tồn tri thức truyền thống.
Nhóm làm việc về ABS đã trải qua 9 lần họp chính thức, từ cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc về ABS (tháng 10/2001) tại Bonn, Đức) đã xây dựng dự thảo hướng dẫn Bonn về ABS xác định các thành tố cho kế hoạch hành động xây dựng năng lực và xem xét vai trò của quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) trong thực thi ABS, đến cuộc họp lần thứ 9 của nhóm làm việc về ABS vào tháng 3/2010 tại Cali, Colombia đưa ra dự thảo nghị định thư để các bên đàm phán và phiên họp trù bị vào tháng 7/2010 tiếp tục sửa đổi văn kiện dự thảo nghị định thư để các bên có thể thông qua vào Hội nghị các bên Công ước Đa dạng sinh học vào tháng 10/2010.
Các nội dung chủ yếu của Nghị định thư được các bên thông qua bao gồm ghi nhận tầm quan trọng của nguồn gen đối với an ninh lương thực, sức khỏe, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) và giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu, ghi nhận mối liên hệ giữa tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng hợp lý các lợi ích phát sinh từ sử dụng nguồn gen đó, ghi nhận tầm quan trọng của việc cung cấp các cơ sở pháp lý dưới góc độ tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng hợp lý lợi ích phát sinh từ nguồn gen, ghi nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy đàm phán trên cơ sở điều khoản thỏa thuận với nhau giữa các bên cung cấp và sử dụng nguồn gen; ghi nhận các văn kiện quốc tế liên quan đến tiếp cận và chia sẻ có thể hỗ trợ lẫn nhau để cùng đạt các mục tiêu của công ước./.
NBCA