Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học, công nghệ gen đã mở ra chân trời mới, chứa đựng một tương lai đầy hứa hẹn về cải tiến cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật. Ngày nay, GMOs và sản phẩm của chúng đã và đang được thương mại hóa rộng rãi ở nhiều quốc gia theo con đường chính thống và không chính thống. Mặc dù những lợi ích mà GMOs đem lại cho nhân loại là rất lớn nhưng mối lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn của các sản phẩm chuyển gen này vẫn đang tồn tại.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học, công nghệ gen đã mở ra chân trời mới, chứa đựng một tương lai đầy hứa hẹn về cải tiến cây trồng, vật nuôivà vi sinh vật. Ngày nay, GMOs và sản phẩm của chúng đã và đang được thương mại hóa rộng rãi ở nhiều quốc gia theo con đường chính thống và không chính thống.
Mặc dù những lợi ích mà GMOs đem lại cho nhân loại là rất lớn nhưng mối lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn của các sản phẩm chuyển gen này vẫn đang tồn tại.
Quản lý an toàn sinh học là thước đo của sự thành công bởi lẽ khi ta có trong tay một hệ thống an toàn sinh học có hiệu quả thì nó sẽ thúc đẩy việc sửdụng công nghệ sinh học để cải tiến năng suất cây trồng và chất lượng thực phẩm, đảm bảo các lợi ích về kinh tế, cũng như bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Vì vậy việc quản lý và đề ra khung pháp lý để kiểm soát các sản phẩm GMOsnày là cần thiết.
Để góp phần trong việc quản lý GMOs, Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng tin sinh học để quản lý an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng”, do TS Đặng Trọng Lương làm chủ nhiệm để tài.
Đề tài đã đạt đươc những kết quả như sau:
+ Xây dựng được phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu mở để cập nhật thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen. Thiết kế, xây dựng Website chứa đựng cáccơ sở dữ liệu về cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật biến đổi gen và sản phẩm dẫn xuất của chúng (http://www.gmo.gov.vn).
+ Đã tối ưu hóa được 3 phương pháp để nhận biết cây trồng biến đổi gen và sản phẩm của chúng.
+ Đề xuất 2 giải pháp để quản lý, đánh giá một số cây trồng biến đổi gen có triển vọng và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được chế biến từ ngô, đậu tươngbiến đổi gen.
+ Đã xây dựng được bản đồ chỉ thị phân tử của các gen kháng bệnh đạo ôn và gen chịu hạn ở lúa sử dụng phần mềm MAPMAKER/EXP ver 3.0 và MAPMAKER/QTL ver1.1.
Những kết quả nghiên cứu ban đầu này của đề tài hy vọng sẽ tạo cho Việt Nam một cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về những vấn đề có liên quan đến sinh vật biến đổi gen và an toàn sinh học. Chủ nhiệm đề tài và cộng sự cũng hy vọng trong thời gian tới sẽ nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các cơ quan quản lý đề việc duy trì cơ sở dữ liệu được thường xuyên, nhằm cung cấp có hiệu quả các thông tin đáng tin cậy trong lĩnh vực này đến cộng đồng quan tâm.
Hiện nay, các nước trên thế giới đều bắt đầu xây dựng 1 hướng nghiên cứu mới tập trung vào tin sinh học, do đó để bắt kịp với xu hướng chung của thếgiới, Việt Nam cần đẩy mạnh các đề tài, dự án có liên quan trong lĩnh vực này.