Nghiên cứu tạo giống cây ăn quả kháng bệnh virus phổ rộng bằng chuyển gen đa đoạn

Các loại bệnh virus trên cây đu đủ và cây ăn quả có múi là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, do vậy hạn chế sự tăng trưởng về diện tích và sản lượng. Cho đến nay chưa có một loại thuốc bảo vệ thực vật nào có khả năng chống lại bệnh do virus gây ra, có nhiều biện pháp khác nhau đang được sử dụng để kiểm soát bệnh virus trên cây trồng tuy vậy mỗi biện pháp đều có những hạn chế nhất định.

 

RNAi (RNA interference)được xem là một trong những kỹ thuật đem lại nhiều kết quả khả quan và bắt đầuđược ứng dụng rộng rãi trong việc tạo ra các giống cây trồng chuyển gen khángbệnh virus.

Tuy vậy, phương pháp nàycũng có một số hạn chế nhất định mà một trong số đó là tính kháng của câychuyển gen đối với một dòng virus phụ thuộc vào độ tương đồng của vật liệu gen đượcsử dụng để chuyển vào cây và trình tự gen tương ứng của virus đó.

Để khắc phục nhược điểmnày nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu theo hướngtạo ra các gen nhân tạo được ghép lại bằng nhiều đoạn gen của các dòng viruskhác nhau. Cây chuyển gen các cấu trúc gen đa đoạn sẽ có phổ kháng bệnh rộnghơn cây chỉ được chuyển gen nguyên bản của một dòng virus.

Xuất phát từ đòihỏi của thực tế sản xuất ở Việt Nam cần thiết phải có các giống cây đu đủ vàcam quýt kháng bệnh và khả năng của công nghệ RNAi trong tạo giống cây khángbệnh virus, TS. Chu Hoàng Hà và các cá nhân tham gia đã nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu tạo giống cây ăn quả kháng bệnh virus phổ rộng bằng chuyển gen đađoạn” với các mục tiêu chính là: tạo được cây đu đủ chuyển gen kháng bệnh đốmvòng và tạo được cây cam quýt kháng bệnh tàn lụi.

Kết quả đạt được của đềtài:

– Đã tách dòng và xácđịnh trình tự thành công các đoạn gen CP, Nib của PRSV; CP, CPm và RDRP củaCTV.

– Hoàn thiện quy trìnhđánh giá cây chuyển gen kháng virus trong phòng thí nghiệm và ngoài nhà lưới.

– Tạo ra các dòng câychuyển gen có triển vọng để phát triển thành giống.

Tuy đã được một số kếtquả ban đầu đáng ghi nhận, nhưng để ứng dụng vào thực tiễn, TS. Chu Hoàng Hà vàcác cộng sự vẫn còn thực hiện một số công đoạn tiếp theo về khảo nghiệm giốngbiến đổi gen theo các quy định của pháp luật và hiện nay Việt Nam chưa có hànhlang pháp lý hoàn chỉnh cho phép chúng ta sử dụng các sản phẩm biển đổi gen. Dođó các nghiên cứu này cần phải được tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo trướckhi đến được tay bà con nông dân.

Điều này là tất yếu khôngthể tránh khỏi, bởi giống cây nào, dù được chăm sóc tốt, cũng chỉ có một ngưỡnggiới hạn về năng xuất và khả năng kháng bệnh. Nên nếu không áp dụng các côngnghệ sinh học mới nhất, sẽ khó có thể tạo được hiệu quả kinh tế cao.

PGS TS Chu Hoàng Hà và cộng sự hy vọng, kết quảnghiên cứu của đề tài sẽ tiếp tục được phát triển, được đem khảo nghiệm rộngrãi trên các cánh đồng, để có những đánh giá và nhân rộng, đem lại ấm no chongười nông dân.