Nghiên cứu về GMO không phải là nguyên nhân của sự suy giảm của loài bướm chúa

Bướm chúa và cây chủ chính của chúng (cây cỏ sữa hoặc loài bông tai thông thường), đã suy giảm rất nhiều ngay cả trước khi cây trồng biến đổi gen được trồng. Đây là kết quả của một nghiên cứu sâu rộng được thực hiện bởi Jack Boyle, Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về khoa học và chính sách môi trường tại Đại học William & Mary. Nghiên cứu của Boyle và nhóm được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS).

Các nhà nghiên cứu đã thu thập các hồ sơ kỹ thuật số từ các viện bảo tàng và thảo mộc trên khắp Bắc Mỹ và phân tích sự phong phú tương đối của cả bướm chúa và cây cỏ sữa trong hơn một thế kỷ (1900-2016). Họ phát hiện ra rằng cả hai bướm chúa và cây cỏ sữa có rất nhiều trong những năm đầu 20 thế kỷ và sự sụt giảm gần đây bị cáo buộc gán cho cây trồng chịu thuốc diệt cỏ thực sự là một phần của xu hướng giảm quan sát bắt đầu vào khoảng năm 1950.

“Cây trồng kháng thuốc trừ cỏ rõ ràng không phải là thủ phạm duy nhất, thậm chí không có khả năng là thủ phạm chính,” bài báo chỉ rõ. “Sự suy giảm của loài bướm chúa và cây bông tai đã bắt đầu cả thập kỷ trước khi cây trồng chuyển gen được thương mại hoá. Hơn nữa, số lượng nông trại giảm dần đi cũng là một trong những lý do khiến loài bông tai có xu hướng giảm dần trong suốt giai đoạn từ năm 1900 – 2016.

Loài bông tai thông thường (Asclepias) hoặc cây cỏ sữa được biết tới nhiều nhất bởi mối quan hệ của chúng với loài bướm chúa. Loại cây này đóng vai trò là môi trường sinh sản chính của bướm chúa. Những con bướm đẻ trứng và ấp trứng trên cây bông tai, chúng ăn lá cây cỏ sữa và dành hai giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời trên cây cỏ sữa.

Trong lịch sử, cây cỏ sữa sinh trưởng tại các cánh đồng đậu nành và ngô, mọc xen giữa các hàng hoặc trên bờ. Boyle chia sẻ, thông tin phổ biến trong hai thập kỷ qua, cho rằng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự suy giảm của cây bông tai tại Mỹ là do sự ra đời của các cây trồng chuyển gen (GMO) – cây trồng được thiết kế nhằm kháng thuốc trừ cỏ.

Theo một báo cáo năm 2017 của Trung tâm Đa dạng Sinh học: “Sự suy giảm nghiêm trọng của loài bướm phần lớn gây ra bởi việc canh tác cây trồng chuyển gen trên diện rộng. Sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ – Roundup và các loại thuốc trừ cỏ khác… đã gần như xoá sổ cây cỏ sữa trên các cánh đồng ngô và đậu nành tại miền Trung Tây.”

Nhưng theo nghiên cứu của ông Boylesự sụt giảm của các nông trại gia đình do công nghiệp hoá nền nông nghiệp đã tạo ra nhiều tác động đối với môi trường sống của cây bông tai. Bài báo chỉ ra thời gian suy giảm của loài bướm chúa và cây cỏ sữa gần như tương ứng với cuộc cách mạng nông nghiệp giữa thế kỷ 20 – cuộc cách mạng dẫn tới việc gia tăng cơ giới hoá cũng như đầu vào hoá học trên đất nông nghiệp. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô trang trại trung bình, kèm theo sự sụt giảm nhanh không kém về số lượng trang trại. Tính từ năm 1900, số trang trại ở Mỹ đã giảm 63%, trong khi quy mô trang trại trung bình tăng 67%, theo USDA.

Tuy nhiên, các khám phá của nhóm nghiên cứu cho thấy còn rất nhiều điều chưa rõ ràng. “Chúng tôi đã thử đánh giá các biến số khác nhau như vai trò của quy mô trang trại, việc sử dụng thuốc trừ cỏ và sử dụng phân bón,” Puzey cho biết. “Nhìn chung, mô hình chỉ giải thích được ít hơn 20% sự biến thiên trong quá trình phát triển của cây cỏ sữa. Nói cách khác, còn nhiều tác động khác như việc sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ hay kích thước các nông trại gây ra các mức độ biến động trong sự phát triển của cây cỏ sữa vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ.” Nhóm nghiên cứu đã trích xuất thông tin số hoá của 1.191 mẫu bướm chúa và 39.510 mẫu cây bông tai, được thu thập trong khoảng thời gian 116 năm. Các nhà nghiên cứu biết rằng các nhà phân loại có thể đã thu thập nhiều loại khác nhau nhằm đa dạng hoá bộ sưu tập vì vậy họ họ đã tính toán các biến số này bằng phương thức đánh giá tương đối cho cả bướm chúa và cây cỏ sữa. Họ chia số lượng mẫu cây cỏ sữa và bướm chúa được thu thập mỗi năm cho tổng số mẫu cây có mạch và mẫu bướm cũng như mẫu ngài được thu thập trong cùng một phạm vi địa lý. “Không có nhiều phương pháp dập khuôn có thể sử dụng đối với các loại dữ liệu này,” Boyle cho biết, “Tôi nghĩ rằng điều đó chủ yếu bởi chúng khá mới. Khi cộng đồng khoa học bắt đầu làm quen nhiều hơn với các bộ dữ liệu này, tôi nghĩ chúng ta sẽ có thể thực hiện được nhiều loại nghiên cứu hấp dẫn hơn.”

Boyle giải thích rằng khám phá chính của nhóm vẫn còn rất nhiều điểm có thể phát triển. Dù GMO có thể không phải thủ phạm chính, loài bướm chúa vẫn đang chết dần với tốc độ đáng lo ngại. Nghiên cứu chỉ ra trong vòng 25 năm qua, số lượng di trú của loài bướm chúa đã suy giảm tới 80%.

Bài viết kết luận rằng cây trồng kháng thuốc diệt cỏ rõ ràng không phải là thủ phạm duy nhất và có khả năng thậm chí không phải là thủ phạm chính. Không chỉ sự suy giảm của bướm chúa và cây cỏ sữa bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước khi cây trồng biến đổi gen được đưa ra, mà có các biến số khác, đặc biệt là sự suy giảm số lượng trang trại, dự đoán xu hướng phổ biến của cây cỏ sữa phát triên phổ biến mạnh hơn trong giai đoạn nghiên cứu.

Nguồn: phys.org