Những điểm nổi bật về cây trồng biến đổi gen năm 2016

1. Diện tích canh tác cây trồng BĐG tăng trưởng, đạt 185,1 triệu ha so với 179,7 triệu ha vào năm 2015, thời điểm sụt giảm diện tích canh tác toàn cầu đối với tất cả các loại cây trồng, và 181,5 triệu ha vào năm 2014.

2. Năm 2016, có tổng cộng 26 quốc gia, gồm 19 quốc gia đang phát triển và 7 nước công nghiệp, đã canh tác cây trồng biến đổi gen; trong đó, 54% được trồng tại các quốc gia đang phát triển và 46% tại các nước công nghiệp.

3. 8 quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, đã trồng 18,6 triệu ha cây BĐG vào năm 2016.

4. Năm 2016, các quốc gia tiếp tục dẫn đầu trong việc canh tác cây trồng BĐG là Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ. Diện tích canh tác cây trồng BĐG tại 5 quốc gia này chiếm tới 91% tổng diện tích canh tác toàn cầu.

5. 4 quốc gia tại châu Âu – Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cộng hoà Séc và Slovakia – đã trồng hơn 136.000 ha ngô BĐG vào năm 2016, tăng 17% so với năm 2015, cho thấy nhu cầu của châu Âu đối với giống ngô kháng sâu bệnh đang tăng lên.

6. Các cây trồng BĐG đa tính trạng chiếm 41% diện tích canh tác toàn cầu, xếp thứ 2 chỉ sau các loại cây mang tính trạng đơn kháng thuốc trừ cỏ với tỉ lệ 47%.

7. Các giống đậu nành BĐG chiếm 50% diện tích canh tác cây trồng BĐG trên toàn thế giới. Thống kê tỉ lệdiện tích canh tác đối với từng loại cây trồng: 78% đậu nành, 64% bông, 26% ngô và 24% hạt cải dầu được trồng trên toàn thế giới là các giống BĐG.

8. Các quốc gia canh tác 90% đậu nành BĐG là Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Canada, Nam Mỹ và Uruguay; xấp xỉ 90% diện tích ngô BĐG được trồng tại Mỹ, Brazil, Argentina, Canada, Nam Mỹ và Uruguay; hơn 90% bông BĐG canh tác tại Mỹ, Argentina, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Nam Mỹ, Mexico, Úc và Myanmar; và khoảng 90% hạt cải dầu BĐG được trồng tại Mỹ và Canada.

Theo ISAAA