Philippines: Cây trồng công nghệ sinh học và lợi ích

Philippines tiếp tục đi đầu trong nghiên cứu và thương mại hóa sinh học ở Đông Nam Á. Philippines có mô hình về chính sách khoa học và chính sách toàn diện trong khu vực. Năm 2016, Philippines đứng thứ 13 trong thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học, ngô CNSH được trồng 812.000 ha tăng 16% so với 702.000 ha trồng vào năm 2015 do điều kiện thời tiết thuận lợi, nhu cầu địa phương dùng cho gia súc và nguồn tích trữ thức ăn chăn nuôi thấp. Bao gồm 133.000 ha ngô kháng thuốc diệt cỏ và 679.000 ha ngô IR/HT. Tỷ lệ chấp nhận tăng từ 63% năm 2015 lên 65% vào năm 2016.

Ngô CNSH đã được trồng từ năm 2003, quốc gia này đang chuẩn bị cho việc thương mại hóa các sản phẩm của các hợp tác giữa khu vực tư nhân và nhà nước như gạo vàng, cà tím Bt, đu đủ kháng virus và bông Bt. Số lượng nông dân nghèo trồng với quy mô nhỏ, tăng trưởng trung bình 2 ha ngô CNSH ở Philippines vào năm 2016 ước tính là 406.000. Từ năm 2002, đã có 88 phê duyệt sự kiện trồng cây công nghệ sinh học đối với thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và cách thức trồng trọt ở Philippines: cỏ linh lăng (2 sự kiện), cải dầu (2), bông (8), ngô (52), khoai tây (8), lúa (1), đậu tương (14) và củ cải đường (1). Ngô CNSH là cây trồng công nghệ sinh học duy nhất được thương mại hóa ở Philippines. Chỉ có 13 sự kiện ngô CNSH được phê duyệt cho trồng trọt từ năm 2002, sự kiện cuối đã được phê duyệt năm 2014.

Lợi ích của cây trồng công nghệ sinh học ở Philippines: Lợi ích kinh tế trang trại trồng ngô công nghệ sinh học ở Philippines trong giai đoạn 2003-2015 ước tính đạt 642 triệu USD. Chỉ riêng cho đến năm 2015, tác động mạng lưới quốc gia của ngô CNSH đối với thu nhập nông nghiệp ước tính là 82 triệu đô la Mỹ (Brookes và Barfoot, 2017, Forthcoming). Việc thương mại hóa ngô công nghệ sinh học ở Philippines tạm thời giảm trong năm 2015 do điều kiện thời tiết không thuận lợi, giá toàn cầu thấp.

Nguồn: isaaa.org