Sản xuất quả cà chua ngọt hơn thông qua sự thể hiện GEN TF

Việc gia tăng độ ngọt và hàm lượng đường trong quả cà chua là mong muốn của chúng ta đối với một vài chủng loại rau quả. Tuy nhiên, các phương pháp công nghệ sinh học để gia tăng hàm lượng đường vẫn còn rất hạn hẹp. Nhóm nghiên cứu của G. H. M. Sagor thuộc Đại Học Tohoku, Nhật Bản đã tiến hành giới thiệu một phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới để sản xuất ra cà chua có quả ngọt hơn mà không gây bất cứ phản ứng phụ nào đến tăng trưởng của cây.

Việc ức chế kích hoạt đường sucrose của sự kiện dịch mã (SIRT: Sucrose-induced repression of translation) mà nội dung này được diễn ra tại những đoạn phân tử uORFs (upstream open reading frames), đã được nhóm tác giả ấy công bố trên cây Arabidopsis, gen AtbZIP11. Có hai gen AtbZIP11 là: SlbZIP1 và SlbZIP2, chứa những đoạn phân tử uORFs, chúng cũng được xác định trong cây cà chua (Solanum lycopersicum).

Những cây cà chua này được chuyển nạp với gen SlbZIP1 và SlbZIP2, mà không có những đoạn phân tử SIRT-responsive uORFs. Tăng trưởng của cà chua và hình thái học cây cà chua biến đổi gen như vậy được so sánh với cây cà chua nguyên thủy (wild-type).

Quả cà chua transgenic có hàm lượng đường cao hơn quả cà chua của cây nguyên gốc. Hàm lượng của nhiều amino acids cũng thể hiện cao hơn trong quả cà chua transgenic.

Xem Plant Biotechnology Journal.