Sử dụng dấu chuẩn phân tử để phát hiện khả năng chịu nóng trên quần thể lai hồi giao của tổ hợp lúa AS996/N22//AS996

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Văn Lợt (Đại học Nông lâm TPHCM); Nguyễn Thị Lang, Phạm Thị Thu Hà và Nguyễn Trọng Phước thuộc Viện luc ĐBSCL; và Bùi Chí Bửu (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam) nhằm xác định quần thể lai hồi giao và chọn lọc các cây mang gien chịu nóng phục vụ cho việc chọn tạo các giống lúa chịu nóng trong thời gian tới.

 

Thí nghiệm được thực hiện tại phòng phân tích di truyền phân tử, nhà lưới và ngoài đồng ruộng của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện với những nội dung sau: Nghiên cứu đánh giá kiểu gien thông qua chỉ thị phân tử SSR; tạo các quần thể hồi giao của hai tổ hợp lai AS996/N22//AS996 để ổn định gien chịu nóng của nguồn cho vào các giống lúa làm nguồn nhận, thông qua sử dụng phương pháp hồi giao cải tiến (ABC) có sự trợ giúp của chỉ thị phân tử.

Xây dựng các quần thể hồi giao cải tiến (BC3F2), có sự tham gia của chỉ thị phân tử nhằm chọn cá thể có gien chịu nóng, để lai lại vói dòng mẹ (dòng tái tục), nhằm ổn định gien kháng ở mức đồng hợp tử cho kết quả nhanh chóng so vói phương pháp truyền thống. Các chỉ thị phân tử biểu hiện đa hình rõ ràng, liên kết với gien kháng đã được ghi nhận trên các quần thể hồi giao này.

Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: Hai chỉ thị phân tử RM3586 và RM 160 được đánh giá với quần thể BC3 F2 và BC3F4 của AS996/N22//AS996.

Chỉ thị RM3589 cho kết quả tương đồng giữa kiểu gien và kiểu hình kháng với tỷ lệ cao nhất 83,33%, và chỉ thị RM160 là 66,60%. Có 10 dòng biểu hiện gien kháng cao, các dòng này tiếp tục được đưa ra đánh giá năng suất và thành phần năng suất trong giai đoạn sau.