Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây công bố trong tạp chí khoa học nổi tiếng Trends in Biotechnology. Phương pháp mới giúp tăng cường khả năng chịu đựng của cây trồng chống chọi tình trạng hạn hán, biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn đang diễn ra trên diện rộng.
Phó giáo sư Roberto Gaxiola của Trường Khoa học Tự nhiên ASU cho biết phát hiện này có thể là bước đột phá trong ngành nông nghiệp thông qua cải thiện tính bền vững và hiệu suất cây trồng.
“Chúng tôi đã nghiên cứu phương thức chuyển đổi các biểu hiện của một mã gen thông qua một máy bơm proton thực vật”, ông Gaxiola cho biết.
Công nghệ tân tiến mới được công bố bởi ASU giúp tăng khả năng chịu đựng của cây trồng thông qua enzyme H+-PPase được vận chuyển trực tiếp tới thân và rễ.
“Gen nhân tạo sẽ giúp di chuyển photosynthates – phân tử hình thành do quang hợp trong lá – đến những nơi cây cần để phát triển như rễ cây, trái cây, lá non tốt hơn và gen này có cấu trúc tương tự loại gen tự nhiên 1 H+-PPase có trong thực vật.”
Phương pháp hiện nay phổ biến và bị lạm dụng trong nông nghiệp là sử dụng phân bón sẽ gây ra các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước và xói mòn đất.
Bằng cách nâng cao hiệu suất hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, nông dân sẽ có thể tiết kiệm được một khoản chi phí trong trồng trọt.
“Rễ cây trồng lớn hơn sẽ cho phép hút các chất dinh dưỡng và nước tốt hơn. Chúng ta có thể tối ưu hóa các chi phí đầu vào và giảm thiểu các tác động từ môi trường”, Gaxiola nói.
Hiện tại, phương pháp biển đổi gen này được áp dụng với gạo, ngô, lúa mạch, lúa mì, cà chua, rau diếp và bông. Các loại cây trồng này đã có sự gia tăng khả năng hấp thụ nước và khả năng chịu mặn một cách rõ rệt.