Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái của khu vực vịnh Bái Tử Long. Tính toàn vẹn về hệ sinh thái của vườn quốc gia Bái Tử Long không chỉ thể hiện ở sự phong phú của các hệ sinh thái mà còn ở các giá trị bảo tồn, nghiên cứu khoa học và phát triển bền vững.
Hệ sinh thái rừng đất liền: Đây là khu vực tập trung nhiều loài cây rừng nhiệt đới, trong đó các loài gỗ quý như lim, sến, chò chỉ, và nhiều loài cây thân thảo khác. Rừng ở đây không chỉ có giá trị bảo tồn sinh học mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của đất và bảo vệ nguồn nước cho các khu vực xung quanh.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Quần thể thực vật trong HST này mang đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam. Chiều cao bình quân của cây thấp. Mật độ là: trên 10.000 cây/ha. Tổng diện tích: 100 ha. Rừng ngập mặn phân bố tại một số địa điểm chính như: vụng Cái Quýt, vụng Lỗ Hố, vụng Soi Nhụ, vụng ổ lợn, Tùng áng Cái Đé, Tùng áng Cái Lim.
Hệ sinh thái biển và đảo: Vịnh Bái Tử Long không chỉ có cảnh quan tuyệt đẹp mà còn là một trong những hệ sinh thái biển quan trọng của Việt Nam. Các đảo đá vôi, rạn san hô và bãi biển trong khu vực này là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quý hiếm. Đây là nơi cư trú của các loài cá, tôm, cua, và là một trong những khu vực có rạn san hô đẹp nhất, góp phần vào sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường biển. Theo thống kê bước đầu, diện tích các thảm cỏ biển khoảng 10 ha, phân bố rải rác tại các khu vực có đáy dạng cát-bùn như Chương Di, sông Mang, vụng Lỗ Hố, vụng Cái Đé, vụng Trà Thần, áng Ông Tích. Thảm cỏ biển bao gồm các loài thực vật bậc cao thuộc lớp một lá mầm, bộ thủy thảo. Trong VQG đã phát hiện được 2 loài gồm loài cỏ Xoan, thuộc họ thủy thảo và cỏ Lươn Nhật Bản thuộc họ cỏ Lươn. Đây là một HST rất quan trọng trong VQG vì nó là nơi cư trú và là nguồn cung cấp thức ăn của nhiều loài hải sản quý như Ốc nhảy, Tôm he. Đặc biệt sự tồn tại của HST này gắn với nguồn thức ăn của một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như Rùa biển, Thú biển – những loài có số lượng khá phong phú trong khu vực VQG trong thời gian vài thập kỷ trước đây.
Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đất: Đây là HST chiếm phần lớn diện tích các đảo nổi với các quần thể thực vật thuộc họ Sồi dẻ, Long não, họ Vang, Ba mảnh vỏ, họ Sim, và các loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao như: Lim xanh, Re hương, Kim giao núi đất, Táu mật; đặc biệt trên các đảo núi đất do hệ thực vật phát triển và địa hình biển đảo tạo điều kiện tối ưu cho các quần thể thú nhỏ và thú móng guốc phát triển. Vì vậy, HST này có một số quần thể thú với mật độ rất cao như: Lợn rừng, Hoãng, Nhím, Don; các loài quý hiếm gồm: Tê tê, Khỉ vàng, Tắc kè, Trăn gấm, Báo lửa, Rắn hổ mang, Rắn hổ mang chúa, Rùa vàng núi, Rùa hộp ba vạch. Đặc biệt, đây là nơi còn tồn tại một quần thể Nai vàng duy nhất trong vùng Đông Bắc Việt Nam.
Hệ sinh thái Tùng áng trong núi đá vôi: HST Tùng, áng được hình thành trong các Tùng lũng đá vôi, có nước biển xâm thực, điển hình như Tùng áng Cái Đé. Nước trong Tùng chỉ lưu thông với vùng biển bên ngoài qua những khe rãnh nhỏ hoặc các hang ngầm. Vì vậy, tại đây còn tồn tại nhiều loài sinh vật được hình thành từ xa xưa, và do đó HST này được coi như bảo tàng sống thể hiện lịch sử tiến hóa của sinh vật.
Hệ sinh thái thảm cỏ biển: Theo thống kê bước đầu, diện tích các thảm cỏ biển khoảng 10 ha, phân bố rải rác tại các khu vực có đáy dạng cát-bùn như Chương Di, sông Mang, vụng Lỗ Hố, vụng Cái Đé, vụng Trà Thần, áng Ông Tích. Thảm cỏ biển bao gồm các loài thực vật bậc cao thuộc lớp một lá mầm, bộ thủy thảo. Trong VQG đã phát hiện được 2 loài gồm loài cỏ Xoan, thuộc họ thủy thảo và cỏ Lươn Nhật Bản thuộc họ cỏ Lươn. Đây là một HST rất quan trọng trong VQG vì nó là nơi cư trú và là nguồn cung cấp thức ăn của nhiều loài hải sản quý như Ốc nhảy, Tôm he. Đặc biệt sự tồn tại của HST này gắn với nguồn thức ăn của một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như Rùa biển, Thú biển – những loài có số lượng khá phong phú trong khu vực VQG trong thời gian vài thập kỷ trước đây.
Hê sinh thái rạn san hô: Rạn san hô là một HST đa dạng nhất hành tinh và được ví như “rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển”, chỉ phân bố ở vùng biển nông ven bờ. Đây là nơi cư trú, đẻ trứng, ẩn náu, kiếm mồi cho rất nhiều loài hải sản. HST rạn san hô còn có năng suất sinh học cao, là nguồn sản sinh ra các chất hữu cơ, cung cấp thức ăn không chỉ cho chính nó, cho các sinh vật sống trong rạn mà còn có ý nghĩa cho toàn vùng biển. Vì vậy, đây là nơi lưu trữ nguồn gen của nhiều loài hải sản. Rạn san hô cũng là một HST rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống nên nó còn có ý nghĩa chỉ thị môi trường. Các rạn san hô khu vực Bái Tử Long đều thuộc kiểu rạn không điển hình, rạn viền bờ ven đảo./.
NBCA