Tóm tắt việc thu hoạch và tiêu hủy ngô biến đổi gen khảo nghiệm diện rộng của công ty TNHH Pioneer Hi-bred Việt Nam

BNN-KHCN ngày 15/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công nhận kết quả khảo nghiệm hạn chế và cấp phép khảo nghiệm diện rộng đối với giống ngô biến đổi gen 30Y87H mang event TC1507, công ty TNHH Pioneer Hi-bred Việt Nam đã phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp tiến hành khảo nghiệm diện rộng ngô biến đổi gen ở 4 địa điểm khác nhau đại diện cho các vùng sinh thái, gồm: Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai.

 

Giống ngô biến đổi gen 30Y87H mang event TC1507 của công ty TNHH Pioneer Hi-bred Việt Nam là giống ngô biến đổi gen kháng sâu bộ cánh phấn. Đây là dòng ngô đã được chấp nhận cho thương mại hóa ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Nhật Bản…
Đơn vị chủ trì việc khảo nghiệm diện rộng cho giống ngô biến đổi gen của công ty TNHH Pioneer Hi-bred Việt Nam là Viện Di truyền nông nghiệp.
Thời gian gieo hạt và các địa điểm khảo nghiệm diện rộng cụ thể như sau:

Địa điểm khảo nghiệm Thời gian khảo nghiệm
Trại sản xuất giống cây trồng Vũ Di, Khu 1, Thị trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Gieo hạt: 07/5/2011

Thu hoạch: 17/8/2011

Xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, Nghệ An Gieo hạt: 13/5/2011

Thu hoạch: 22/8/2011

Nông trường cà phê Thắng Lợi, huyện KrôngPak, Đắk Lắk Gieo hạt: 17/5/2011

Thu hoạch: 26/8/2011

Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai Gieo hạt: 20/5/2011

Thu hoạch: 28/8/2011

Sau thời gian khảo nghiệm diện rộng, giống ngô biến đổi gen mang event TC1507 cho kết quả khá khả quan. TS. Phạm Thị Liên, Viện Di truyền Nông nghiệp – cán bộ chịu trách nhiệm khảo nghiệm diện rộng đợt này cho biết: tại những điểm có áp lực sâu tự nhiên lớn như Vĩnh Phúc, giống ngô chuyển gen có năng suất cao hơn từ 17 – 35%. Nguyên nhân là do giống không có gen kháng bị sâu đục thân tấn công làm giảm năng suất. Các đặc điểm nông sinh học như sức sống cây con, thời gian phun râu, thời gian tung phấn, chiều cao cây… cũng như các bệnh đốm lá, khô vằn giữa các giống ngô biến đổi gen và giống đối chứng là hoàn toàn tương tự.
Tại Đồng Nai, địa điểm khảo nghiệm này áp lực sâu đục thân thấp, vì thế khả năng kháng sâu không được thể hiện rõ, nên năng suất của giống ngô biến đổi gen và giống đối chứng khác biệt không đáng kể (7,4 và 7,7 tấn/ha). Tuy nhiên tỷ lệ xuất hiện sâu đục thân hoàn toàn khác biệt. Tỷ lệ sâu đục thân được ghi nhận là 39,3% tổng số cây và sâu đục trái là 35,7% tổng số trái đối với giống đối chứng. Tỷ lệ này trên giống mang event TC1507 là 0,31% và 0,35%.
Việc thu hoạch và tiêu hủy các giống ngô biến đổi gen đã được viện Di truyền nông nghiệp và công ty TNHH Pioneer Hi-bred Việt Nam phối hợp với Trung tâm giống cây trồng Vĩnh Phúc, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tiến hành.
Toàn bộ vật liệu thu hoạch của quá trình khảo nghiệm diện rộng các giống ngô biến đổi gen đã được tiến hành đúng theo các qui định của pháp luật. Việc tiêu hủy vật liệu của quá trình khảo nghiệm diện rộng ngô biến đổi gen nhằm tránh phát tán ra môi trường bên ngoài cũng như tồn tại trong khu vực khảo nghiệm.
Sau khi kết thúc khảo nghiệm, Viện Di truyền nông nghiệp sẽ kết hợp với các Trung tâm phối hợp thực hiện khảo nghiệm tại địa phương có trách nhiệm giám sát địa bàn khảo nghiệm để kiểm soát sự sinh trưởng ngoài dự kiến của ngô biến đổi gen khảo nghiệm. Thời gian giám sát đồng ruộng khảo nghiệm sẽ kéo dài trong vòng 3 tháng. Viện Di truyền nông nghiệp sẽ cử người định kỳ kiểm soát các ruộng thí nghiệm, nếu phát hiện thấy có sự nảy mầm của các giống ngô biến đổi gen sẽ tiến hành tiêu hủy ngay.

Theo Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học