Wally Tyner, James và Giáo sư kinh tế nông nghiệp Lois Ackerman cùng một số đồng nghiệp đã nghiên cứu sự suy giảm năng suất cây trồng nếu cây trồng biến đổi gien bị cấm trong ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ, cũng như tác động đến các bộ phận khác của nền kinh tế. Họ trình bày phát hiện của mình tại Hiệp hội Nghiên cứu quốc tế về Ứng dụng Kinh tế Sinh học ở Ravello, Italy. Nghiên cứu được tài trợ bởi Hiệp hội Ngũ cốc và Thức ăn chăn nuôi California và sẽ được công bố trên tạp chí AgBioForum.
Các nhà kinh tế đã thu thập dữ liệu và thấy rằng 18 triệu nông dân ở 28 nước trồng khoảng 181 triệu ha cây trồng biến đổi gien vào năm 2014, với khoảng 40% trong số này ở Hoa Kỳ. Họ đưa dữ liệu đó vào mô hình Purduedeveloped GTAPBIO, mô hình đã được sử dụng để kiểm tra những hậu quả kinh tế của các thay đổi nông nghiệp, năng lượng, thương mại và các chính sách môi trường.
Với giả thiết loại bỏ tất cả các giống cây trồng biến đổi gien tại Hoa Kỳ, các mô hình cho thấy sản lượng ngô trung bình giảm 11,2%, đậu tương giảm 5,2% và bông giảm 18,6%. Để bù đắp cho sự mất mát đó, khoảng 102.000 ha rừng và đồng cỏ của Hoa Kỳ sẽ phải được chuyển đổi sang đất trồng trọt và trên toàn cầu con số này là 1,1 triệu ha.
Khí nhà kính tăng đáng kể bởi vì với năng suất cây trồng thấp, con người cần nhiều đất đai hơn cho sản xuất nông nghiệp, và đồng cỏ và rừng cần được chuyển đổi sang đất nông nghiệp.
Tyner nói: “Nói chung, việc sử dụng đất thay đổi, diện tích đồng cỏ và rừng phải chuyển đổi sang đất trồng trọt để sản xuất các loại lương thực thực phẩm con người cần là lớn hơn tất cả các thay đổi sử dụng đất trước đây dành cho các chương trình sản xuất ethanol của Hoa Kỳ”.
Nói cách khác, sự gia tăng phát thải khí nhà kính từ việc cấm các giống cây trồng biến đổi gien ở Hoa Kỳ sẽ lớn hơn số tiền cần thiết để tạo ra đủ đất nhằm đáp ứng nhiệm vụ liên bang là tạo ra khoảng 15 tỷ gallon nhiên liệu sinh học.
Tyner nói: “Một số các nhóm tương tự phản đối cây trồng biến đổi gien muốn giảm bớt lượng khí thải nhà kính nhằm làm giảm tiềm năng nóng lên toàn cầu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy là bạn không thể có cả hai. Nếu bạn muốn giảm bớt khí thải nhà kính trong nông nghiệp, một công cụ quan trọng để làm điều đó là các cây trồng biến đổi gien”.
Theo nghiên cứu, với năng suất cây trồng không biến đổi gien thấp hơn , giá cả hàng hóa sẽ tăng cao. Giá ngô sẽ tăng đến 28% và đậu tương tăng 22%. Người tiêu dùng có thể thấy giá lương thực tăng 1-2%, tương đương với 14 – 24 tỷ USD mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, các giống ngô biến đổi gien chiếm 89% trong các giống ngô được trồng mỗi năm, đậu tương 94% và bông 91%. Một số nước đã cấm cây trồng biến đổi gien hoặc đang xem xét cấm. Tyner và Taheripour cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu việc mở rộng và giảm các loại cây trồng biến đổi gien trên toàn thế giới có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và môi trường như thế nào.