Vườn quốc gia Hoàng Liên – Nơi hội tụ các loài cây dược liệu quý hiếm

Vườn quốc gia Hoàng Liên, một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn và đa dạng sinh học bậc nhất tại Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ của những ngọn núi cao chót vót mà còn là nơi hội tụ của hàng trăm loài cây dược liệu quý hiếm. Không chỉ là địa chỉ lý tưởng cho các nhà nghiên cứu và những ai yêu thích thiên nhiên mà còn là nguồn cung cấp dược liệu quý giá, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Một trong những điểm nổi bật của vườn là sự phong phú và đa dạng của hệ thực vật, trong đó có nhiều loài cây dược liệu nổi tiếng như Sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Ba kích, và các loại thảo dược quý khác.

Ngoài giá trị về động vật, Hoàng Liên còn nổi bật với hệ thực vật phong phú, trong đó nhiều loài cây dược liệu có giá trị kinh tế và y học cao, được người dân địa phương sử dụng trong đời sống hàng ngày. Những cây dược liệu này không chỉ góp phần vào ngành y học cổ truyền mà còn mở ra tiềm năng phát triển các sản phẩm dược phẩm, thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Với sự kết hợp giữa bảo vệ hệ sinh thái và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, Vườn quốc gia Hoàng Liên không chỉ là điểm đến hấp dẫn đối với những người yêu thiên nhiên mà còn mang lại những giá trị kinh tế, khoa học to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực dược liệu.

Hệ thực vật Fansipan mang đặc trưng các yếu tố thực vật á nhiệt đới và ôn đới của 3 luồng thực vật là Vân Nam – Hymalaya, Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa và luồng thực vật Ấn Độ – Malaysia . Bước đầu đã thống kê được 2.847 loài thực vật có mạch thuộc 1.064 chi và 229 họ.

Căn cứ vào danh mục thực vật đã điều tra được ở khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên, đã xác định được 147 loài cây trên tổng số 2.847 loài, chiếm 5,2% số loài cây của khu vực, đã được đề cập trong Sách Đỏ Việt Nam, Sách Đỏ thế giới; Số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam, khiến Vườn quốc gia Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các Vườn quốc gia ở Việt Nam.

Số loài thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam là 133 loài; Mức độ quý hiếm được xếp vào các nhóm như sau: Cấp E có 29 loài; Cấp T có 28 loài; Cấp R có 40 loài; Cấp V có 27 loài; Cấp K có 09 loài; Chưa xếp hạng ở VN có 16 loài (KK). Số loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới là 34 loài chiếm 1,4% tổng số loài, trong đó có 18 loài đã có tên trong sách đỏ Việt Nam, 16 loài không có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Có tên trong danh sách của Nghị định 18 của chính phủ là 06 loài và 05 loài có tên trong Nghị định 48 của chính phủ. Những loài thực vật quý, hiếm, đặc trưng của Vườn quốc gia Hoàng Liên như: Vân sam Fansipan, Thiết sam, Liễu sam, Dẻ tùng, Thông đỏ, Tam thất, Đảng sâm, Bảy lá một hoa … ở Vườn quốc gia Hoàng Liên chúng đều trong tình trạng ít gặp và cần phải được bảo vệ.

Vườn quốc gia Hoàng Liên được xác định là vùng có nhiều loài cây dược liệu quý với các loài như: Sâm vũ điệp, Trúc tiết nhân sâm, các loại Hoàng Liên, Đỗ trọng, Thổ hoàng liên, Dâm dương hoắc là những cây thuốc không nơi nào có ở Việt Nam. Ngoài ra, Lan hài, Lan kim tuyến, Lan 1 lá, Hoàng tinh, … Các loài cây Di sản Việt Nam: Trong 02 năm 2014, 2015 Vườn quốc gia Hoàng Liên được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 06 quần thể cây Di sản Việt Nam, gồm: Vân sam Fansipan, Đỗ quyên cành thô, Đỗ quyên Quang trụ, Hồng quang, Thiết sam và Trâm Ổi. Đó là những cây cổ thụ có niên đại vài trăm năm tuổi và có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học rất cao

Tuy nhiên, để Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp tục phát huy giá trị của mình, cần có sự chung tay bảo vệ từ cộng đồng, chính quyền và các tổ chức nghiên cứu. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, cũng như các hoạt động tuyên truyền, giáo dục môi trường, cần được chú trọng để duy trì sự đa dạng sinh học và tài nguyên dược liệu trong khu vực./.

NBCA