Vườn quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau

Vườn quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau) – Nguồn: https://www.camau.gov.vn/

Vườn quốc gia U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Địa giới hành chính nằm trên hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Được thành lập theo quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi.

VQG U Minh Hạ là một trong 03 điểm bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng Sông Cửu Long.

Đến ngày 25/06/2009 được UNESCO công nhận là 1 trong 3 vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau.

+ Vùng lõi: 8.527,8 ha.

+Vùng đệm: 25.000 ha.

Diện tích

Tổng diện tích: 8.527,8 ha

– Được phân thành 3 phân khu chức năng:

+ Phân khu Bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn: 2.592,6 ha.

+ Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái ngập nước: 5.134,2  ha.

+ Phân khu Dịch vụ hành chính: 801ha.

Diện tích có rừng :   7.639 ha, chiếm  89,6%

+ Rừng tự nhiên   : 1.100,6 ha

+ Rừng trồng        : 6.538,4 ha

+ Diện tích không rừng  :  888,8 ha, chiếm   10,4%. Bao gồm : Đất kinh bờ , kinh kê líp , đất xây dựng nhà ở.

Lập địa – thổ nhưỡng

– Đất than bùn: Có độ dầy từ 0,5m đến 1,5m (Diện tích : 2.658 ha), chiếm 31%

– Đất sét: (Diện tích : 5.829,8 ha), chiếm 69%

Những đặc trưng nổi bật của VQG U Minh Hạ

– Đặc trưng nổi bật là hệ sinh thái rừng Tràm (Melaleuca cajuputii) họ Sim (Myrtaceae) hình thành trong điều kiện ngập nước, úng phèn, trên đất than bùn, là cây tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

– Ngoài ra còn là nơi cư trú của nhiều loài chim, Loài thú có giá trị khoa học và quý hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam Và nhiều loài động vật thông thường

– Đặc biệt Có nhiều loài chim đang bị đe doạ tuyệt chủng trên thế giới được ghi nhận nơi đây

– Tài nguyên rừng có giá trị khoa học về bảo tồn nguồn gen và bảo tồn thiên nhiên;

– Rừng có giá trị bảo vệ môi trường và cảnh quan

Đa dạng sinh học

– Về thực vật: Gồm 176 loài thuộc 65 chi, 36 họ. Một số loài thường gặp như:

+ Nhóm cây gỗ: Tràm (loài ưu thế nổi bật), Mốp, Bùi, Trâm khế, Trâm sẽ.

+ Nhóm cây bụi : Mua lông, Mật cật gai, Bòng bong, Dầu dấu, Bí bái.

+ Nhóm thảm tươi : Dớn, choại, Sậy, Năng, Cỏ đuôi lươn, Mây nước, nhản lòng  + Nhóm thủy sinh : Bèo cái, bèo tai chuột, Bèo tây, bèo cám, Rau muống, rau trai nứơc, rau dừa, cỏ mặt bợ, rong

  • Thú rừng : có 23 loài: thuộc 13 họ, 8 bộ
  • Chim : có 91 loài thuộc 33 họ, 15 bộ
  • Bò sát : có 36 loài, thuộc 16 họ, 3 bộ
  • Lưỡng cư : có 11 loài thuộc 5 họ, 2 bộ.

Tài nguyên thuỷ sản

  • Có khoảng 37 loài cá thuộc 19 họ.Trong đó có 9 loài cá kinh tế
  • Loài cá có giá trị kinh tế : Cá lóc, cá trê vàng, cá rô, cá Sặc bướm, cá Sặc rằn, Thát lát, cá Dày, lóc bông