Vườn quốc gia Yok Đôn, Đăk Lắk

Yok Don mùa thay lá – nguồn: yokdonnationalpark.vn

Năm 1986, Bộ Lâm Nghiệp đã có quyết định thành lập khu rừng cấm Yok Đôn; Năm 1990, Yok Đôn được công nhận là Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN); Năm 1992 được chuyển hạng từ KBTTN Yok Đôn thành Vườn Quốc Gia Yok Đôn theo Quyết định số 301/TCCB của Bộ Lâm nghiệp;

Vườn Quốc Gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc rụng lớn nhất Việt Nam, thuộc 2 tỉnh Đăk Nông và Đăk Lắk, thứ yếu ở xã Đăk Wil, huyện Cư Jút. Yok Đôn nằm trên vùng cao nguyên thấp kéo dài từ Campuchia sang phía Bắc tỉnh Đăk Lắk và phía Nam tỉnh Gia Lai của Việt Nam. Hầu hết địa hình khu vực bằng phẳng, độ cao khoảng 200m. Tuy nhiên cũng có hai dãy núi đồi thấp trong VQG, điểm cao nhất là núi Yok Đôn cao 482m ở phía Đông Nam của VQG.

Tọa độ địa lý:Từ 12°45′ đến 13°10′ vĩ Bắc và từ 107°29′30″ đến 107°48′30″ kinh Đông.

Vườn quốc gia Yok Đôn nằm ở 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Với diện tích 115.545 ha, hệ sinh thái động thực vật đa dạng hàng đầu cả nước,chính vì vậy mà vườn quốc gia này được xếp vào loại A trong các khu bảo vệ có tầm quan trọng quốc tế. Vườn quốc gia Yok Đôn là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn khu rừng khộp. Một kiểu rừng đặc trưng với các cây thuộc họ Dầu lá rộng có giá trị lớn đối với hệ sinh thái, khoa học, du lịch….

Đến với Yok Don, khách du lịch có thể trải nghiệm các hoạt động cưỡi voi, đạp xe dưới tán rừng khộp, ngồi thuyền độc mộc, thuyền máy trên sông, hay đi bộ đường dài, leo núi, tắm suối Đắk Lau, Đắk Te, Đắk Ken, tham quan thác Bảy Nhánh, Thác Phật… Muốn ngắm nhìn toàn cảnh rừng khộp, bạn hãy chinh phục đỉnh Yok Don – ngọn núi cao nhất được chọn để đặt tên cho Vườn. Nơi đây được bao phủ bởi thảm rừng thường xanh giữa muôn trùng rừng khộp tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp. Nếu muốn phiêu lưu, du khách có thể hóa thân thành “chiến sĩ” bảo vệ rừng để được khoác lên mình đồng phục kiểm lâm, sử dụng một số thiết bị cần thiết cùng hành trình với kiểm lâm Vườn. Còn nếu muốn tìm hiểu thêm những thông tin, kinh nghiệm quý giá về cách nuôi dạy voi nhà, du khách cũng có thể cùng với quản tượng dẫn voi vào rừng để voi tìm thức ăn, quan sát voi dưới tán rừng khộp, chăm sóc voi với dịch vụ học làm quản tượng…Ngoài khám phá những điều kỳ thú trong lòng rừng khộp, thì bạn có thể trở về các buôn làng ở vùng đệm để tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc, thưởng thức món ăn truyền thống, giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…

Nguồn: Cục BTTN & ĐDSH