10 điểm nổi bật của Cây trồng biến đổi gen trong 20 năm (1996-2015)

Mới đây, Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp (ISAAA) đã công bố các số liệu về 10 điểm nổi bật của Cây trồng biến đổi gen trong 20 năm qua, từ khi bắt đầu gieo trồng và thương mại cây trồng biến đổi gen tại Hoa Kỳ năm 1996 đến năm 2015.

 

Thứ 1. Năm 2015 là năm thứ 20 thành công trong việc thương mại hóa cây trồng CNSH. Trong 20 năm từ 1996-2015, tổng diện tích canh tác lũy kế của cây trồng CNSH ở 28 quốc gia trên toàn cầu đạt con số chưa từng có là 2 tỷ ha, tương đương với hai lần tổng diện tích của Hoa Kỳ ( 937 triệu ha), tổng lợi nhuận cho nông dân ước đạt trên 150 tỷ USD. Có khoảng 18 triệu nông dân được hưởng lợi hàng năm, trong đó đáng lưu ý là có tới 90% là những người nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại các vùng nghèo tài nguyên ở các nước đang phát triển.
Thứ 2. Quá trình áp dụng trong 20 năm đầu tiên. Sau một chặng đường 19 năm liên tiếp từ 1996 đến 2014 tăng trưởng ấn tượng, trong đó có 12 năm tăng trưởng ở mức 2 con số, diện tích cây trồng CNSH năm 2015 chỉ đạt 179,7 trệu ha, giảm 1% so với của năm 2014 là 181,5 triệu ha. Một số quốc gia đã tăng tổng diện tích canh tác, trong khi một số nước khác lại giảm diện tích canh tác, chủ yếu do giá các loại cây trồng hàng hóa hiện nay thấp. Khi giá nông sản cải thiện thì diện tích canh tác có khả năng tăng trở lại ở mức cao hơn. Tổng diện tích cây trồng CNSH đã tăng 100 lần, từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 179,7 triệu ha vào năm 2015, làm cho cây trồng CNSH trở thành cây nghệ cây trồng được ứng dụng nhanh nhất trong thời gian gần đây.ISAAA
Thứ 3. Trong 4 năm liên tiếp, các nước đang phát triển đã canh tác nhiều cây trồng CNSH hơn. Năm 2015 nông dân các nước ở Mỹ La tinh, châu Á và châu Phi đã tăng diện tích canh tác cây trồng CNSH lên 97,1 triệu ha đạt 54% tổng số 179,7 triệu ha toàn cầu (năm 2014 đạt 53%) so với các nước công nghiệp là 82,6 triệu ha hay 46% (47% trong năm 2014). Xu hướng này có khả năng còn tiếp diễn. Trong số 28 nước canh tác cây trồng CNSH năm 2015 phần lớn là các nước đang phát triển, 20 quốc gia và 8 nước công nghiệp.
Thứ 4. Cây trồng CNSH đa tính trạng chiếm khoảng 3% của diện tích 179,7 triệu ha cây trồng CNSH toàn cầu. Cây trồng CHSH mang nhiều tính trạng được nông dân ưa chuộng ở cả ba loại cây trồng. Cây trồng CNSH nhiều tính trạng (tổng hợp) tăng từ 51,4 triêu ha năm 2014 lên 58,5 triệu ha trong năm 2015, tăng 7,1 triệu ha, tương đương 14%. Năm 2015 có 14 nước trồng cây CNSH có 2 hoặc nhiều tính trạng tổng hợp trong đó 11 nước là các nước đang phát triển. Việt nam canh tác cây trồng CNSH đa tính trạng là ngô Bt/HT, cây trồng CNSH đầu tiên được canh tác tại Việt Nam năm 2015.
Thứ 5. Những điểm nổi bật ở các nước đang phát triển trong năm 2015. Châu Mỹ La tinh có diện tích canh tác lớn nhất, dẫn đầu là Braxin và Ac-hen- tin- a. Ở châu Á, Việt Nam là nước lần đầu tiên canh tác cây trồng CNSH và tư tưởng chính trị tiên tiến của Băng- la- đét đã coi việc trồng cà tím Bt, gạo vàng, khoai tây và bông CNSH là nững mục tiêu công nghệ sinh học trong tương lai. Philipin đã canh tác ngô CNSH thành công trong 13 năm và mới đây Tòa án tối cao đã ra quyết định về cây trồng CNSH, In-đô-nê xi-a đang hoàn tất các thủ tục để phê chuẩn mía chịu hạn. Trung Quốc tiếp tục được hưởng lợi đáng kể từ bông Bt (18 tỷ USD từ năm 1997 đến 2014) và đặc biệt gần đây ChemChina đã mua lại Syngenta với 43 tỷ USD. Năm 2015, Ấn Độ đã trở thành nhà sản xuất bông số 1 trên thế giới, trong đó bông Bt có đóng góp đáng kể, lợi nhuận cho giai đoạn 2002-2014 ước đạt khoảng 18 tỷ USD. Châu Phi vẫn đang tiếp tục phát triển mặc dù hạn hán tàn phá ở Nam Phi đã làm giảm diện tich trồng dự kiến 700 000 ha trong năm 2015-tương đương 23% tổng diện tích. Điều này nhấn mạnh một lần nữa sự đe dọa nghiêm trọng của hạn hán ở châu Phi đến đời sống con người, nơi mà may mắn thay, ngô BĐG của dự án WEMA đang sắp triển khai trồng vào năm 2017. Sudan tăng diện tích trồng bông Bt 30%, lên 120 000 ha vào năm 2015 trong khi vẫn có sự phản đối ở Burkina Faso. Năm 2015, tám nước châu Phi tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng cây trồng ưu tiên cho xóa đói giảm nghèo, bước cuối cùng trước khi được phê chuẩn.
Thứ 6. Sự phát triển quan trọng tại Hoa Kỳ năm 2015. Những tiến bộ về nhiều mặt bao gồm: nhiều sự kiện “ lần đầu tiên” được phê duyệt và thương mại hóa của cây trồng CNSH “mới” như khoai  tây Innate TM và táo Artic®; thương mại hóa cây trồng chỉnh sửa gen đầu tiên-cải dầu SUTM ; lần đầu tiên phê duyệt một sản phẩm từ động vật BĐG là cá hồi BĐG sử dụng cho con người; và tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR (Clustered Regularly Interspersed Short Palindromic Repeats); áp dụng rộng rãi ngô BĐG chịu hạn. Công ty Dow và DuPont sát nhập thành DowDuPont.
Thứ 7. Tăng nhanh diện tích canh tác ngô BĐG chịu hạn ở Hoa Kỳ. Ngô CNSH DroughtGardTM  được trồng đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 2013 đã tăng diện tích 15 lần từ 50 000 ha lến 810 000 ha vào năm 2015, phản ánh sự đồng thuận cao từ người nông dân. Sự kiện BĐG tương tự này đã được tài trợ cho dự án hợp tác công tư WEMA (dự án Ngô sử dụng nước hiệu quả cho châu Phi) nhằm vào việc cung cấp kịp thời giống ngô BĐG chịu hạn cho một số nước châu Phi được lựa chọn vào năm 2017.
Thứ 8. Hiện trạng cây trồng BĐG ở châu Âu. Năm nước châu Âu tiếp tục trồng 116 870 ha ngô Bt, giảm 18% so với năm 2014. Diện tích giảm ở tất cả các nước do nhiều yếu tố, giảm diện tích trồng ngô, những báo cáo không hợp lý đã không khuyến khích nông dân.
Thứ 9. Lợi nhuận từ cây trồng CNSH. Một phân tích trên phạm vi toàn cầu từ 147 công trình nghiên cứu trong 20 năm qua đã cho thấy ” tính trung bình, việc áp dụng công nghệ BĐG đã giảm 37% việc sử dụng thuốc trừ sâu, tăng 22% năng suất cây trồng, và tăng 68% lợi nhuận cho nông dân” (Qaim et al., 2014). Những đánh giá này đã chứng minh cho kết quả của các công trình nghiên cứu toàn cầu khác (Brookes et al., 2015). Từ năm 1996 đến 2014, cây trồng CNSH góp phần vào an ninh lương thưc, phát triển bền vững và biến đổi môi trường/ khí hậu bằng cách: tăng sản lượng cây trồng với trị giá 150 tỷ USD; góp phẩn bảo vệ môi trường, bằng cách giảm 584 triệu kg a.i. thuốc trừ sâu; chỉ riêng trong năm 2014 giảm 27 tỷ kg khí thải CO2, tương đương với việc giảm lưu thông 12 triệu chiếc xe trong một năm; bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiết kiệm 152 triệu ha đất từ năm 1996 đến 2014; và giúp xóa đói giảm nghèo cho khoảng 16,5 triệu nông dân sản xuất nhỏ và gia đình của họ với tổng số khoảng 65 triệu người, là những người nghèo nhất trên thế giới. Cây trồng CNSH lầ rất cần thiết nhưng không phải là giải pháp duy nhất và việc tuân thủ các tập quán thực hành nông nghiệp tốt như luân canh và quản lý tính kháng là điều cần thiết đối với cây trồng CNSH cũng như đối với cây trồng truyền thống.
Thứ 10. Triển vọng trong tương lai. Ba vấn đề chính đáng quan tâm. Thứ nhất, còn rất ít cơ hội cho việc mở rộng quy mô do việc áp dụng ở mức độ cao (90% đến 100%) trong các thị trường công nghệ sinh học lớn hiện nay. Tuy nhiên, có tiềm năng đáng kể ở các nước “mới” cho các sản phẩm được lựa chọn, chẳng hạn nhu ngô CNSH với tiềm năng khoảng 100 triệu ha trên toàn cầu, 60 triệu ha ở châu Á, trong đó riêng Trung Quốc là 35 triệu ha và 35 triệu ha ở châu Phi. Thứ hai, hơn 85 sản phẩm mới, tiềm năng hiện đang được tiến hành thử nghiệm, bao gồm ngô chịu hạn từ dự án WEMA dự kiến sẽ được trồng ở châu Phi vào năm 2017, Gạo vàng ở châu Á, chuối giàu năng lượng và đậu đũa kháng sâu bệnh ở châu Phi. Về mặt thể chế, quan hệ đối tác công-tư (PPP) đã thành công trong việc phát triển và cung cấp các sản phẩm đã được phê chuẩn cho nông dân. Thứ ba, sự ra đời của các loại cây trồng chỉnh sửa gen có thể là sự phát triển quan trọng nhất được cộng đồng khoa học ngày nay công nhận. Một ứng dụng mới đây va đầu hứa hẹn là công nghệ CRISPR. Nhiều nhà quan sát với những thông tin đầy đủ đã cho rằng chỉnh sửa gen là một công cụ nhanh chóng và mạnh mẽ có lợi thế đáng kể khi so sánh với công nghệ truyền thống và BĐG trong bốn khía cạnh: chính xác, tốc độ, chi phí thấp và ít các quy định liên quan. Không giống như các quy định phiền hà hiện đang áp dụng cho cây trồng chuyển gen, các sản phẩm chỉnh sửa gen có những quy định thoáng hơn, phù hợp cho các mục đích tương ứng và có cơ sở khoa học. Một chiến lược hướng tới tương lai đã được đề xuất ( Flavell, 2015) có cả ba ưu điểm của chuyển gen, chỉnh sửa gen và vi khuẩn hữu ích (sử dụng vi khuẩn hữu ích ở thực vật làm nguồn bổ sung gen mới để làm thay đổi những đặc tính của thực vật) để tăng năng suất cây trồng, theo phương thức “tăng cường bền vững”, góp phần thực hiện từng bước những mục tiêu cao cả và tối quan trọng của an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo.
Đăng ngày 26-04-2016 trong chuyên mục Tin Trong Nước

Theo Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học,

Cục Bảo tồn đa dạng sinh học