Các nhà khoa học tại Đại học Nam Dakota (SDSU) đang tìm kiếm giải pháp biến đổi vật liệu di truyền lấy từ lúa mì có nguồn gốc Ai Cập nhằm phát triển các giống lúa mì chịu hạn cho khu vực này. Theo Jai Rohila, một nhà sinh học phân tử, Phó giáo sư Khoa Sinh học và vi trùng học cho biết, nghiên cứu này chính là chìa khóa để phát triển nền nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đăng ngày 02-05-2013 trong chuyên mục Tin thế giới
Theo Karl Glover – Phó giáo sư khoa khoa học cây trồng cho biết, Chương trình Chọn giống lúa mì của SDSU chưa từng được xem xét kỹ lưỡng về các giống có tính năng chịu hạn, vì vậy nghiên cứu vấn đề này là rất cần thiết trong trường hợp hạn hán hoặc những năm thời tiết nóng.
Trải qua 2 năm với khoảng kinh phí 60 ngàn USD được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ, Rohila đã tiến hành những nghiên cứu đầu tiên để thực hiện điều này. Ông sử dụng vật liệu di truyền với tính năng chịu hạn và nóng lấy từ Đại học Alexanderi của Ai cập.
Rohila cho biết, Ai Cập trồng lúa mì trong điều kiện thời tiết hạn hán quanh năm. Mục tiêu dài hạn của nghiên cứu này là khám phá ra những gien có khả năng chống chịu nóng và hạn hán, sử dụng chúng trong chương trình cải tạo giống lúa mì ở Nam Dakota để tạo ra những giống lúa mì có những tính năng chịu hán để chuẩn bị cho những năm thời tiết nóng và hạn.
Để thực hiện điều này, ông và các cộng sự đã phân tích gen được lấy ra từ nguồn gen của Ai Cập và so sánh với gen của giống lúa mì Nam Dakota.
Quá trình khám phá những gen này được tiến hành từ sự tìm kiếm những Protein đơn lẻ, chúng có nhiệm vụ quy định những tính năng chịu hạn trong các tế bào của cây. Tính năng này của cây đươc quy định bởi rất nhiều gen, các protein và sự tương tác hóa học bên trong tế bào.
Rohila và nhóm nghiên cứu đã xác định được 96 protein nằm rải rác khắp nơi trong tế bào của lúa mì, sau đó họ phải xác định ảnh hưởng của những protein này đối với tế bào lúa mì.
Ở các giống lúa mì Nam Dakota, hạn và nóng có thể tạo ra sự phân hủy các lục lạp và phá hủy các ti thể. Rohila và nhóm nghiên cứu đã kiểm tra những protein hoạt động bên trong phân tử lục lạp của giống lúa mì Ai cập và cố gắng chuyển các protein này sang giống lúa mì Nam Dakota.
Theo Trung tâm An toàn thực phẩm, gần 85% diện tích ngô và khoảng 91% đậu tương trồng ở Mỹ là các giống biến đổi gien. Những sự thay đổi này có thể giúp các cây trồng chống chịu với bệnh, côn trùng và những khó khăn của điều kiện môi trường như hạn hán. Mục tiêu cuối cùng cũng là nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho sự tăng dân số toàn cầu.