Ngày 13 tháng 4 năm 2016, tại Bắc Kinh, ISAAA (International Service for the Acquisition of Agri-Biotech Applications – Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp) đã công bố báo cáo về 20 năm thương mại hóa cây trồng biến đổi gen trên thế giới và kết quả nổi bật năm 2015.
Đăng ngày 26-04-2016 trong chuyên mục Tin Trong Nước
Trong 4 năm liên tục gần đây, những nước đang phát triển đã trồng cây biến đổi gen (14,5 triệu ha) nhiều hơn các nước công nghiệp. Năm 2015, nông dân Châu Mỹ La tinh, Châu Á và Châu Phi đã trồng cây CNSH/BĐG đạt 54 % diện tích trồng cây CNSH/BĐG toàn cầu (97,1 triệu ha trong tổng số 179,7 triệu ha) và trong 28 nước trồng cây biến đổi gen, có 20 nước thuộc nhóm quốc gia đang phát triển. Hàng năm, hơn 18 triệu nông dân mà 90% trong số ấy là nông dân sản xuất nhỏ, nghèo khó ở các nước đang phát triển, được hưởng lợi từ cây trồng này (suốt giai đoạn 1996 – 2015).
Lợi ích kinh tế do cây trồng biến đổi gen mang lại, cũng như tình hình canh tác và thương mại hóa cây trồng biến đổi gen tại các quốc gia được tóm tắt dưới đây:
– Tám nước của Châu Phi có hoạt động khảo nghiệm đồng ruộng đối với các loại cây trồng biến đổi gen.
– Tai Việt Nam, từ năm 2014 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 04 Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho 04 sự kiện ngô biến đổi gen và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 18 Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho các sự kiện ngô và đậu tương biến đổi gen. Sau khi được cấp phép, các giống ngô biến đổi gen đã chính thức được gieo trồng và thương mại hóa tại Việt Nam.
Theo Phòng Quản lý nguồn gen và an toàn sinh học,
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học