Tháng 8 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đối với 04 sự kiện ngô biến đổi gen.
04 sự kiện ngô biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bao gồm: NK603, MON89034 (công ty TNHH Dekalb Việt Nam) và Bt 11, MIR162 (công ty TNHH Syngenta Việt Nam). Các sự kiện ngô biến đổi gen này mang gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ.
Đây là lần đầu tiên các sản phẩm thực vật biến đổi gen được xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Để được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, thực vật biến đổi gen phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Thực vật biến đổi gen được ít nhất 05 quốc gia pháttriển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ởcác nước đó.
– Thực vật biến đổi gen được Hội đồng an toànthực phẩm, thức ăn chăn nuôi thẩm định hồ sơ đăngký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đó đủ điều kiện sử dụng làm thựcphẩm, thức ăn chăn nuôi và kết luận thực vật biến đổi gen đó không có các rủiro không kiểm soát được đối với sức khỏe của con người và vật nuôi.
Theo Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi đã quy định các tiêu chí để đánh giá rủi ro các thực vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, bao gồm:
– So sánh về thành phần dinh dưỡng của thực vật biến đổi gen với thực vật truyềnthống tương đương
– Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chấtmới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thứcăn chăn nuôi.
– Đánh giá khả năng gây độc tố của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của genchuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
– Đánh giá khả năng gây dị ứng của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của genchuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
– Đánh giá khả năng hình thành các hợp chất mới, khả năng gây bệnh hoặccác tác động bất lợi khác đến sức khoẻ con người và vật nuôi (ví dụ như: cáctác động tiềm ẩn từ quá trình chế biến; sự thay đổi về chất lượng dinh dưỡng,chức năng dinh dưỡng; sự tích lũy của các chất mới; gen chỉ thị kháng khángsinh).
Theo Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học,
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học