Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển khoai lang CNSH trồng trên sa mạc

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Bioscience và Công nghệ sinh học Hàn Quốc đã phát triển một công nghệ mới nhằm ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa bằng cách sử dụng cây trồng công nghệ sinh học. 
Theo Tiến sĩ Kwak Sang-soo, lãnh đạo nghiên cứu, khoảng 90 phần trăm nguyên nhân gây ra tình trạng sa mạc hóa là do nghèo đói. “Chăn thả gia súc quá mức, gây thiệt hại đến rừng và quản lý quỹ đất và nguồn nước không thích hợp do sự nghèo khó của người dân địa phương là những lý do chính cho trình trạng sa mạc hóa. Vì vậy, việc canh tác các loại cây trồng có thể là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất”, ông giải thích.
Nhóm nghiên cứu trồng thành công khoai lang nghệ sinh học tại sa mạc Kubichi của Trung Quốc và Kazakhstan, hai trong số những khu vực bán khô hạn lớn nhất ở Đông Bắc Á. Họ cũng được giải mã bộ gen của khoai lang với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản. Bộ gen của khoai lang khó giải mã hơn bộ gen của con người, nhưng họ dự đoán rằng nó sẽ được hoàn thành vào năm 2016.
Tiến sĩ Kwak cho biết, “Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là phát triển một số lượng lớn khoai lang biến đổi gen cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi quá trình sa mạc hóa ở Trung Quốc, Kazakhstan, Trung Đông và châu Phi, dựa trên thông tin được giải mã vào bộ gen của khoai lang”.
Đọc thêm tại : Genetic Literary Project and Business Korea.