Nói là chuột ăn ngô biến đổi gen và bị ung thư nhưng ông Gilles – Eric Seralini một nhà nghiên cứu Pháp lại không đưa ra được lập luận thuyết phục.
Thậm chí, trong bài báo đăng tải trên Tạp chí Food and Chemical Toxicoloxy nói về việc nghiên cứu được tiến hành như thế nào đối với loài chuột Sprague-Dawley, PGS. TS Lê Huy Hàm – Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng tỷ lệ kiểm chứng được đưa ra không thuyết phục và không công bố rõ phương pháp thống kê khi nghiên cứu là một điều tối kỵ với những người làm khoa học.
Theo ông Hàm, bài báo được đăng đã thực sự gây chấn động, “sốc” trong cộng đồng khoa học thế giới. Điều đáng nói là gây sốc lại không phải vì thông tin có gì mới mà chính là sự cẩu thả của người nghiên cứu. Một bài báo cẩu thả được đăng trên một tạp chí tương đối uy tín trên thế giới cũng cho thấy sự cẩu thả của chính cơ quan báo chí đã cho đăng bài báo đó, bởi thế nó gây ra sự bất bình rộng rãi của giới khoa học toàn cầu. Các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đã liên tục liên hệ với tòa soạn tạp chí trên, đề nghị gỡ bỏ bài báo và đính chính lại thông tin, giúp ổn định tâm lý cho người dân toàn cầu. Gần nhất, các Viện nghiên cứu khoa học của Pháp đã có phát ngôn chính thức không công nhận kết quả của bài báo đó.
Theo ông có điểm gì sai hay chưa đúng đối với nghiên cứu của Gilles – Eric Seralini khiến giới khoa học thế giới bất bình?
Theo PGS. TS Lê Huy Hàm, các bộ ngành ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện khung pháp lý về cây trồng và sản phẩm biến đổi gen. Để đến tay người sử dụng, các sản phẩm đã phải trải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, đánh giá khác nhau.
Việc kiểm nghiệm quy tụ các cơ quan đầu ngành về công nghệ di truyền, bảo vệ thực vật, tác động môi trường, sinh thái, nông học, hệ quy chế tham gia… Không có chuyện dễ dàng đưa sản phẩm biến đổi gen không an toàn tới cho người dân sử dụng. |
Theo tác giả của bài báo và cũng chính là người nghiên cứu, ông Gilles – Eric Seralini kết luận rằng, khi cho chuột ăn ngô biến đổi gen GMO NK 603 thì gây ra ung thư.
Kết luận này sai ở đâu? Điểm sai thứ nhất là giống chuột mà nhà nghiên cứu nói trên đưa vào sử dụng là giống thường bị ung thư trước khi chết. Kể cả chúng có ăn ngô biến đổi gen hay không thì các con chuột đực hoặc cái đều bị ung thư với tỷ lệ lên tới 70 – 80%. Đây là một loại bệnh “tuổi già” của loại chuột đó. Chính vì thế, loại chuột mà nhà nghiên cứu nói trên đưa vào nghiên cứu và phát hiện có ung thư không có gì lạ cả. Điều này được kiểm chứng và cộng đồng khoa học thế giới thừa biết điều đó.
Điểm thứ hai là việc thiết kế thí nghiệm hoàn toàn không hợp lý. 200 con chuột được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 100 chuột đực và 100 chuột cái. Nhưng ông này lại chỉ sử dụng 10 chuột đực và 10 chuột cái làm đối chứng. Trong khi đó, yêu cầu số cá thể để kiểm chứng, đối chứng ít nhất đối với nghiên cứu khoa học phải là 30 cá thể. Hơn nữa, kết luận là khi chuột ăn ngô biến đổi gen làm tăng tỷ lệ ung thư lên và cũng không giải thích được tại sao số chuột không dùng đối chứng vẫn có con chết.
Điểm thứ ba là nhà khoa học này mập mờ và không công bố số liệu thô, không đưa ra được số liệu thông kê. Trong khi đó, những yếu tố cơ bản đó lại là những yêu cầu cần thiết đối với nghiên cứu và công bố khoa học.
Điểm thứ tư là nhà nghiên cứu nói trên là người đứng đầu trong nhóm những người chống công nghệ và sản phẩm biến đổi gen nổi tiếng tại Pháp. Điều bản thân ông ta tiến hành nghiên cứu đã không mang tính khách quan và đi ngược với những kết quả nghiên cứu khách quan, trung thực trước đó đã công bố.
Dù nghiên cứu của Gilles – Eric Seralini chưa có công bố và chứng minh rõ nét nhưng nếu có nghiên cứu như vậy thì việc tiến hành thẩm định lại của các nhà khoa học khác là điều cần làm, đúng không thưa ông?
Thực chất ở đây là việc sử dụng loại chuột đưa vào nghiên cứu là chưa chính xác bởi loại chuột đó có khuynh hướng bị khối u cao và phổ biến. Chuột đực bị ung thư tới 75% và chuột cái có tới 87% bị ung thư sau 2 năm tuổi thọ.
Điều đó cho thấy việc sử dụng giống chuột như vậy đối với nghiên cứu là không chuẩn vì “về già” loại chuột đó sẽ bị ung thư. Số cá thể đưa vào kiểm chứng quá ít cũng là vấn đề không đảm bảo sự chính xác cao và thuyết phục.
Ngay cả tại Viện Di truyền Nông nghiệp, có phòng thí nghiệm Việt – Pháp với các chuyên gia hàng đầu của Pháp và Việt Nam làm việc. Sau khi sự việc diễn ra, chính các nhà khoa học hàng đầu của Pháp đang làm việc tại Việt Nam nói rằng, không nên tin tưởng vào một kết quả nghiên cứu như vậy.
Thực phẩm biến đổi gen với người Việt Nam hiện nay là mới, nhưng thế giới đã sử dụng từ năm 1996. Năm 2011, toàn thế giới đã có 160 triệu ha cây trồng biến đổi gen. Hàng tỷ tấn lương thực, thực phẩm từ cây trồng biến đổi gen đã được làm ra và tiêu thụ rộng rãi. Trong y văn, chưa ghi nhận một trường hợp nào phản ánh về sự gây hại của cây trồng biến đổi gen. Điều này càng cho thấy nghiên cứu của Gilles – Eric Seralini không có tính thuyết phục.
Là cơ quan đầu mối được giao trách nhiệm kiểm nghiệm, kiểm chứng sản phẩm biến đổi gen, ông có lời khuyên nào cho người dân trước những thông tin không đầy đủ như sự việc nói trên?
Từ trước đến nay, các thông tin kiểu như vậy mới chỉ có trên các trang mạng. Gần đây, ngày 21/9 bài báo của Gilles – Eric Seralini được in và phát hành chính thức bởi tạp chí Food and Chemical Toxicoloxy. Trước yêu cầu kiểm chứng và công bố rõ kết quả nghiên cứu để cộng đồng khoa học thế giới thẩm định lại, các số liệu thống kê và phương pháp thống kê được dùng nghiên cứu đã bị từ chối không công bố. Điều này gây bất bình trong giới khoa học.
Cùng với nhiều cơ quan, giới khoa học thế giới, Viện Di truyền Nông nghiệp cũng đã có thư gửi tòa soạn tạp chí nói trên đề nghị kiểm chứng thông tin và dẫn chứng các thắc mắc, phản ánh của nhiều nhà khoa học trên thế giới, đồng thời yêu cầu tòa soạn tạp chí “gỡ” bỏ, đính chính về nội dung bài báo. Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi và bài báo vẫn chưa được gỡ bỏ.
Với người dân, cần nghe thông tin từ các nguồn chính thống của Nhà nước, của giới chức khoa học chính thống. Hiện cũng có nhiều thông tin trái chiều về cây trồng biến đổi gen vì nó liên quan đến nhiều yếu tố và nhóm lợi ích khác nhau.
Cây trồng biến đổi gen là một công nghệ còn rất mới và đương nhiên, nó có sự thay đổi. Trong quá trình đó sẽ hình thành ưu thế riêng cho từng nhóm và cũng hình thành bất lợi cho các nhóm khác. Việc ủng hộ hay không ủng hộ cây trồng biến đổi gen là điều rất rễ hiều.
Ví dụ, trong thế kỷ thứ 17 và 18, công nhân sử dụng xe ngựa phá bỏ máy hơi nước bởi rõ ràng sự tiến bộ của máy hơi nước làm giải phóng sức lao động và buộc phải có sự cạnh tranh mạnh mẽ.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Nam (thực hiện)
Nguồn: http://www.vietq.vn/Chuot-an-ngo-bien-doi-gen-bi-ung-thu-la-nghien-cuu-cau-tha/9459097.epi