Công nghệ mới có thể cải thiện kiểm soát côn trùng ở cây bông vải

Một tính trạng công nghệ sinh học mới đang trong giai đoạn phát triển có thể giúp cải thiện việc kiểm soát bọ trĩ và sâu ở cây bông vải, theo các nhà nghiên cứu từ Viện Nông nghiệp Đại học Tennessee cho thấy.

Công nghệ Bt (Bacillus thuringiensis) mới, đang được phát triển bởi công ty Monsanto, thường được gọi là “tính trạng Lygus” bởi vì nó được phát triển để bảo vệ bông vải khỏi sâu hại cây, loài Lygus. Tuy nhiên, trong kiểm tra thực địa, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy bọ trĩ bị chấn thương. Sâu hại cây bông vải và bọ trĩ là hai loài côn trùng gây hại nhất trong sản xuất bông vải ở miền Trung Nam nước Mỹ.

“Đánh giá của chúng tôi cho thấy, tính trạng Bt giúp bảo vệ thực vật tốt hơn so với phương thức kiểm soát thay thế tốt nhất,” Scott Stewart, Điều phối viên quản lý dịch hại tổng hợp tại UTIA cho biết. “Những phát hiện này khiến nhiều người phấn khởi”.

Cây trồng có tính trạng Bt đã được biến đổi để sản xuất ra một loại protein và protein này giúp cây giảm thiểu ảnh hưởng của một số côn trùng nhất định đồng thời làm giảm nhu cầu dùng thuốc trừ sâu. Trong đánh giá gần đây, bông vải Bt chưa được xử lý đã bị hư hỏng do bọ trĩ ít hơn so với bông vải không có tính trạng này, được xử lý vừa bằng hạt giống trừ sâu vừa phun thuốc trừ sâu trên lá. Kết quả đều như vậy ở cả kiểm tra cây trồng đầu vụ và cuối vụ.

Tuy tính trạng mới này chưa được thương mại hóa, nhưng theo Stewart thì việc phát triển của các biện pháp kiểm soát côn trùng mới lại đặc biệt kịp thời. Bọ trĩ ngày càng trở nên kháng với cách xử lý bằng hạt giống trừ sâu, và Temik, thuốc trừ sâu tiêu chuẩn cũ để kiểm soát bọ trĩ ở cây bông vải đã bị thu hồi khỏi thị trường trong năm 2011.

“Đây là công nghệ ấn tượng, và hiện nay nó quan trọng với chúng tôi bởi vì chúng tôi đang có một số vấn đề với phương pháp xử lý bằng hạt giống trong kiểm soát bọ trĩ”, Stewart cho hay.