Công nghệ sinh học làm thay đổi sản xuất nông nghiệp

Công nghệ sinh học hiện đại bằng những kỹ thuật công nghệ mới đã hứa hẹn sẽ đóng góp quan trọng trong sản xuất lương thực, thực phẩm tốt hơn, góp phần giúp các quá trình công nghiệp hiệu quả hơn, khử ô nhiễm cho nước và làm sạch các chất thải độc hại.

 

Công nghệ sinh học hiện đại bằng những kỹ thuật công nghệ mới đã hứa hẹn là một đóng góp quan trọng cho sản xuất lương thực thực phẩm cao hơn, công tác tái trồng rừng tốt hơn, một nền y tế tốt hơn, các quá trình công nghiệp hiệu quả hơn, khử ô nhiễm cho nước và làm sạch các chất thải độc hại.

Trong lĩnh vực trồng trọt, công nghệ biến đổi gen đã phát triển vượt bậc và được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực tạo giống cây trồng biến đổi gen. Năm 2008 là năm thứ 13 diện tích trồng cây trồng sinh học trên toàn cầu tiếp tục tăng manh, tăng 9,4 % tương đương 10,7 triệu hecta, đạt tổng số 166 triệu hecta nếu tính theo đặc tính được đưa vào canh tác tương đương mức tăng trưởng 15% hay tăng 22 triệu hecta gia tăng tính theo đặc tính được canh tác.

Việc diện tích trồng tăng 74 lần từ năm 1996 đến nay đã khiến cây trồng sinh học trở thành công nghệ cây trồng được ứng dụng nhanh nhất. Năm 2008, lần đầu tiên, tổng số lũy kế của cây trồng sinh học vượt mức 2 tỷ mẫu ( tương đương 800 triệu hecta). Đặc biệt trong số 25 nước trồng cây trồng công nghệ sinh học, có 15 nước là các nước đang phát triển so với 10 nước là các nước công nghiệp.

Củ cải đường – một giống cây trồng công nghệ sinh học mới, lần đầu tiên được đưa ra thương mại hóa tại Mỹ và Cananda trong năm 2008. đáng chú ý là năm 2008 tất cả bẩy nước EU hiện đang trồng giống ngô Bt đã tăng diện tích trồng, tăng 21%,, với diện tích canh tá vượt mức 107,000 hecta.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, các công ty công nghệ sinh học hợp tác với những đối tác chính thuộc khối trồng rừng công nghiệp để hỗ trợ các nghiên cứ tăng tốc độ sinh trưởng của cây lâm nghiệp biến đổi gen, biến đổi cấu trúc gỗ, thay đổi chu kỳ tái sinh, tăng tính đối kháng đối với một số chất diệt cỏ nhất định…

Hiện nay, việc chuyển gen áp dụng phần lớn cho cây trồng, đối với động vật còn rất ít. Tuy nhiên, đã có một số lượng khá lớn động vật biến đổi gen được tạo ra và đưa vào môi trường. Chủ yếu tồn tại 2 nhóm động vật chuyển gen chính: Nhóm động vật được cải biến hầu hết cá đặc tính di truyền, được sử dụng làm thực phẩm và nhóm chuyển gen nhưng chỉ có 1 đặc tính cụ thể nào đó được cải thiện như sữa, trứng, thành phần máu…

Nghề nuôi trồng thủy sản cũng đã đưa vào ứng dụng công nghệ biến đổi gen. Một số loài cá biển biến đối gen đang được nghiên cứu với những tính tranh tăng trưởng nhanh, kháng bệnh và chống chịu những điều kiện nhiệt độ khác nhau. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công cá hồi biến đổi gen có khả năng tăng trưởng nhanh hơn cá hồi trong tự nhiên.

Theo dự kiến đến năm 2020 nền nông nghiệp toàn cầu sẽ giảm 50% lượng phân hóa học và các hóa chất trừ sâu hại, giảm chi phí sản xuất đưa lại lợi ích cho người nông dân. Trên thực thế, Công nghệ sinh học hiện đại áp dụng trong nông nghiệp mang ý nghĩa bổ sung hàm lượng khoa học vào nông  nghiệp truyền thống, dùng cho chương trình nhân giống cấy vật nuôi, giúp cho việc chuyển đổi thông tin gen giữa các sinh vật khác loài mà theo phương pháp truyền thống không thể nhân giống được.