Luật Đa dạng sinh học 2008 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo tồn và phát triển bên vững đa dạng sinh học tại Việt Nam. Sau hơn 15 năm thực hiện, việc áp dụng luật đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học. Luật Đa dạng sinh học 2008 được ban hành nhằm đề ra khuôn khổ pháp lý về quản lý, bảo vệ và phát triển bên vững đa dạng sinh học tại Việt Nam. Tại thời điểm ban hành, luật nhấn mạnh việc bảo vệ hệ sinh thái, giống loài và nguồn gen.
Luật Đa dạng sinh học 2008 của Việt Nam là văn bản pháp lý quan trọng quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Luật này xác lập các nguyên tắc quản lý, bảo vệ hệ sinh thái, giống loài và nguồn gen, được cụ thể hóa thông qua các nghị định, thông tư và chương trình hành động quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả thực thi. Nội dung chính của luật bao gồm:
Quy định về bảo tồn đa dạng sinh học: Đề ra các nguyên tắc bảo vệ tài nguyên sinh học, bảo tồn loài nguy cấp và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Xây dựng và quản lý khu bảo tồn: Thiết lập các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng.
Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên sinh học: Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế.
Kiểm soát hoạt động ảnh hưởng đến đa dạng sinh học: Đưa ra các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của con người như ô nhiễm, khai thác quá mức, và biến đổi khí hậu.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Sau hơn 15 năm thực hiện Luật Đa dạng sinh học 2008, việc áp dụng luật đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó: Cơ chế chính sách được hoàn thiện: Trong hơn một thập kỷ qua, hàng loạt nghị định, thông tư hướng dẫn đã được ban hành nhằm cụ thể hóa và nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đa dạng sinh học. Các quy định này giúp điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trường, quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Việc xây dựng hệ thống khu bảo tồn đã được triển khai hiệu quả: Việt Nam đã mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn tự nhiên, nâng tổng số vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và khu bảo tồn thiên nhiên lên đáng kể. Việc quản lý các khu bảo tồn cũng được nâng cao nhờ áp dụng các công nghệ giám sát hiện đại và sự phối hợp của các tổ chức bảo tồn quốc tế. Bên cạnh đó, thời gian gần đây việc chú trọng vào giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng đã được Chính phủ và các cấp quan tâm: Các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục về đa dạng sinh học được triển khai rộng rãi, giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Các chương trình truyền thông, hội thảo khoa học và hoạt động bảo vệ thiên nhiên đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong việc bảo tồn tài nguyên sinh học.
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật Đa dạng sinh học 2008 vẫn còn một số khó khăn về Thiếu nguồn lực và kinh phí cho công tác bảo vệ đa dạng sinh học còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; Tình trạng sửa đổi hệ sinh thái: Quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế đang gây áp lực lên hệ sinh thái tự nhiên; Sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng vào công tác bảo vệ đa dạng sinh học còn hạn chế, cho thấy chính sách xã hội hoá chưa được đẩy mạnh.
Việc thực hiện Luật Đa dạng sinh học 2008 đã mang lại những kết quả tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Cần tăng cường nguồn lực, hoàn thiện chính sách và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và khu vực tư nhân trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học./.
NBCA