13-07-2014 trong chuyên mục Tin thế giới
Đăng ngàyNghiên cứu được thực hiện trong vòng hai năm và được tiến hành tại hai điểm khác nhau. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích PCR-DGGE (polymerase chain reaction-denaturing gel gradient electrophoresis) tại 4 thời điểm tăng trưởng khác nhau (giai đoạn giống, giai đoạn turngreen, giai đoạn grain-filling và giai đoạn trưởng thành) để phân tích tính đa dạng của quần thể vi sinh vật. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đánh giá các hoạt động của enzymes urease, sucrase và dehydrogenase trong mẫu đất vùng rễ.
Trên cơ sở phân tích chỉ số đa dạng Shannon, Simpson, kết quả cho thấy, khác biệt không đáng kể về đa dạng quần thể vi khuẩn, nấm và các hoạt tính sinh học của enzyme khi phân tích so sánh giữa cây chuyển gen và cây không chuyển gen.
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lúa mì chuyển gen kháng vi rút không có tác động xấu đến sự đa dạng của quần thể vi sinh vật và hoạt tính sinh học của enzyme ở đất vùng rễ trong 2 năm liên tiếp tại hai địa điểm thử nghiệm khác nhau. Nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý luận cho việc giám sát tác động môi trường của lúa mì chuyển gen.
Để xem chi tiết kết quả nghiên cứu này, bạn đọc có thể xem thêm tại:
plosone.org/article/info:doi/10.1371/journal.pone.0098394#pone-0098394-g009