ĐBSCL đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đề ra chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đến năm 2020, góp phần tạo thêm giống cây trồng và chế phẩm công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp toàn vùng. Trong đó, trường Đại học Cần Thơ và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long là hai đơn vị chủ lực.

Đăng ngày 17-10-2013 trong chuyên mục Tin Việt Nam

Để hoàn thành chương trình trên, từ nay đến năm 2020, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa 70% diện tích đất nông nghiệp trong vùng trồng các giống cây sạch bệnh, 50% diện tích đất trồng rau và cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đáp ứng 30% nhu cầu giống cây trồng biến đổi gen của người dân, lai tạo ít nhất 8 giống lúa mới có năng cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, đáp ứng các điều kiện bất lợi của môi trường bằng công nghệ gen. Về vật nuôi, các địa phương ứng dụng các công nghệ tế bào động vật phục vụ lưu trữ, bảo quản, bảo tồn các tế bào sinh dục và đánh giá chất lượng vật nuôi; ứng dụng rộng rãi các công nghệ tinh, phôi đông lạnh trong việc lưu giữ, bảo quản và bảo tồn lâu dài quỹ gen bản địa, quý hiếm ở vật nuôi. Các tỉnh xây dựng quy trình sản xuất và phát triển các chế phẩm bảo vệ thực vật phun cho cây và bón cho đất để có thể kiểm soát được 10 loại dịch hại; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chuyển giao và tiếp nhận công nghệ và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá liên quan đến công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, x ây dựng mô hình sản xuất các nông phẩm có tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu và t riển khai dự án hỗ trợ trình diễn, ứng dụng công nghệ cao tại các khu nông nghiệp công nghệ cao đang được triển khai xây dựng tại Cần Thơ.

Thời gian qua, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà đi đầu là Trường Đại học Cần Thơ và Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã hợp tác với nhiều cơ quan khoa học trong nước, trường đại học, viện nghiên cứu thuộc nhiều nước chuyển giao hàng trăm đề tài khoa học vào sản xuất, làm lợi rất lớn cho Nhà nước và nhân dân. Đáng chú ý là các thành tựu về chuyển giao cho nông dân 132 giống lúa mới mang tên OM, trong đó có 45 giống được công nhận là giống quốc gia; công nghiệp hóa sản phẩm thực phẩm, ứng dụng các công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh vật sử dụng cho cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các công nghệ sinh học phân tử, công nghệ gen đánh giá nguồn tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học; thiết lập dữ liệu các nguồn gen quí phục vụ khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng; kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm. Ngoài ra, ứng dụng chuyển gen trong động thực vật, vi sinh vật, phân tán gen trong tự nhiên, sản xuất chế phẩm enzim phục vụ nghiên cứu khoa học, đời sống; phát triển công nghệ chẩn đoán chính xác các loại bệnh trên cây trồng và vật nuôi để phòng trừ dịch bệnh; sản xuất các chế phẩm vi sinh vật phục vụ đánh giá môi trường và xử lý môi trường ô nhiễm, chế phẩm phòng ngừa bệnh ở vật nuôi, sản xuất phân vi sinh bón cho nhiều loại cây trồng.

Theo TTXVN