Chính phủ Liên bang Đức đang hỗ trợ cho phát triển nền kinh tế sinh học nước này, động thái mới đây nhất là khoản đầu tư 2,4 tỷ Euro cho một chương trình nghiên cứu mới trong vòng sáu năm tới, một xúc tiến trong Chiến lược nghiên cứu quốc gia về nền kinh tế sinh học 2030 mang tên “Nationale Forschungsstrategie BioOekonomie 2030”, lần đầu tiên quy tụ 4 bộ.
Đăng ngày 14-08-2013 trong chuyên mục Tin thế giới
Công nghệ sinh học là một ưu tiên lớn trong chương trình liên ngành này, mà bước đi cụ thể đầu tiên sẽ là một sáng kiến 100 triệu Euro trong công nghệ sinh học công nghiệp.
Tổng số tiền phân bổ cho nền kinh tế sinh học, bao gồm các khoản đóng góp của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang (BMBF), Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Bảo vệ Người tiêu dùng Liên bang (BMELV), Bộ Môi trường Liên bang (BMU) và Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang (BMZ) và các tổ chức nghiên cứu thuộc các hiệp hội Max Planck, Fraunhofer, Leibniz và Helmholtz.
Tổng đầu tư: 2,4 tỷ Euro
Số đầu tư của các bộ: 1457,6 triệu Euro
Số đầu tư của các viện nghiên cứu thuộc các hiệp hội: 976,8 triệu Euro
Trong đó:
Leibniz: 322,4 triệu Euro
Max Planck: 276,0 triệu Euro
Helmholtz: 267,3 triệu Euro
Fraunhofer: 111,1 triệu Euro
Thông qua Chiến lược nghiên cứu quốc gia về Nền kinh tế sinh học 2030, Chính phủ liên bang muốn đặt nền móng cho sự phát triển một nền kinh tế bền vững hơn tập trung vào khoa học sự sống và vật liệu. Để làm điều này, Chính phủ liên bang đã xác định năm lĩnh vực hoạt động. Các mục tiêu là đảm bảo lương thực của thế giới, phát triển các quy trình và các sản phẩm sinh học hiệu quả hơn, tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững, cung cấp một nguồn năng lượng dựa trên sinh khối và đạt tiến bộ trong sử dụng công nghiệp các nguyên liệu tái tạo.
Trong khuôn khổ chiến lược này, tất cả các nghiên cứu sẽ được định hướng vào sử dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên sinh học như thực vật, động vật và vi sinh vật.