Gen GmPIP1;6 biểu hiện giúp đậu nành chống chịu mặn

Aquaporins, bao gồm lộ trình vận chuyển nước xuyên qua màng plasma ở mô rễ và mô lá, được người ta đề nghị xem xét nó như một chức năng chủ yếu trong tăng trưởng của thực vật do ảnh hưởng của nó giúp rễ hấp thu nước và trao đổi khí của lá.

Hiện nay, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại Học Zhejiang, Trung Quốc đã cho biểu hiện thành công aquaporin  GmPIP1;6 đậu nành để đánh giá chức năng của nó trong điều hòa tăng trưởng và khả năng chống chịu mặn của đậu nành. GmPIP1;6 được tìm thấy có khả năng biểu hiện mạnh mẽ tại rễ cũng như ơ các mô sinh dục.

Nghiệm thức xử lý 100 mM NaCl cho kết quả giảm sự thể hiện này trong giai đoạn khởi đầu. Tuy nhiên, ba ngày sau đó, sự thể hiện của nó tăng lên trong mô rễ và mô lá. Ảnh hưởng của sự kiện biểu hiện mạnh mẽ ấy củaGmPIP1;6 trong đậu nành được giám định trong điều kiện bình thường và điều kiện mặn.

Tăng trưởng được thúc đẩy mạnh hơn trong các dòng đậu nành cóGmPIP1;6 so với dòng nguyên thủy trong điều kiện bị stress do mặn. Cây biểu hiện mạnh mẽ GmPIP1;6 duy trì khả năng vận chuyển nước của rễ (root hydraulic conductance: Lo) trong kiện kiện mặn so với dòng nguyên thủy có Lo giảm. Các dòng transgenic tăng trưởng trên đồng ruộng có năng suất cao nhờ kích thước hạt đậu tăng lên. Như vậy GmPIP1;6 có thể là một aquaporin đa chức năng trong quá trình vận chuyển nước của rễ, sự quang hợp và sự vào chắc của hạt. Nó sẽ là một gen vô cùng sống động trong cải thiện giống đậu nành.

Xem chi tiết tại http://www.biomedcentral.com/content/pdf/1471-2229-14-181.pdf.