Dự án giải trình tự bộ genome bạch tuột do các nhà khoa học của ĐH Chicago, ĐH California, Berkeley, và Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa thực hiện. Họ khám phá được những khác biệt hết sức ấn tượng về những genomes của bạch tuột và loài động vật không xương sống (invertebrates).
Hàng trăm gen có tính chất chuyên biệt của riêng con bạch tuột đã được xác định, nhiều gen thể hiện cấu trúc như não bộ, da và giác tu. Họ dự đoán rằng bộ genome của O. bimaculoides có khoảng 2,7 triệu cặp base về mặt kích thước genome, với nhiều đoạn phân tử dài thuộc chuỗi trình tự lập lại.
Các nhà khoa học xác định có hơn 33.000 gen mã hóa protein, và xếp hạng genome bạch tuột sau genome người về độ lớn, nhưng lại chứa nhiều gen hơn. Họ cho rằng hầu hết sự phát triển gen quý trong bạch tuột có tính chất của protocadherins, một họ gen điều hòa sự phát triển nơ rôn và những tương tác có tính chất khoảng hẹp giữ những nơ rôn. Bộ genome của bạch tuột có 168 gen thuộc protocadherin, gấp 10 lần hơn các loài động vật không xương sống khác, và gấp đôi động vật có vú.
Nhóm nghiên cứu còn ghi nhận bộ genome con bạch tuột có rất nhiều transposons, hay còn gọi là gen nhảy (jumping genes). Trong khi vai trò của bạch tuột chưa được biết rõ ràng, nhưng nhóm nghiên cứu này đã tìm thấy sự thể hiện transposon tăng đáng kể trong các mô nơ rôn thần kinh.